Phán quyết trọng tài thương mại có giá trị pháp lý ra sao? Có được đảm bảo thi hành án giống như bản án hay không?
Phán quyết trọng tài là gì và nguyên tắc ra phán quyết trọng tài ra sao?
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
Căn cứ Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010, nguyên tắc ra phán quyết của trọng tài được quy định như sau:
1. Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
2. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài
Vậy phán quyết của trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài và được ra quyết định theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số của Hội đồng trọng tài.
Phán quyết trọng tài thương mại có giá trị pháp lý ra sao? Có được đảm bảo thi hành án giống như bản án hay không?
Phán quyết của trọng tài có tương đương với bản án và được đảm bảo thi hành án hay không?
Việc giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài ngày càng phổ biến, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người hoài nghi về vấn về giá trị pháp lý phán quyết của trọng tài thì:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì quyết định trọng tài mang giá trị chung thẩm (có nghĩa các đương sự không có quyền kháng cáo quyết định này)
Căn cứ Điều 67 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định, phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định:
Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm:
1. Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật:
a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
b) Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án;
d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án;
e) Quyết định của Trọng tài thương mại.
- Căn cứ Điều 27 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định Trọng tài thương mại đã ra quyết định trọng tài phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành".
- Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008 (Được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh là nơi có thẩm quyền thi hành quyết định của trọng tài thương mại.
Như vậy quyết định trọng tài được đảm bảo thi hành theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài 2010 quy định phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Ngoài ra đối với phán quyết của trọng tại vụ việc, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu đăng ký phán quyết của Trọng tài vụ việc tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó. Việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Trọng tài 2010.
Từ những quy định trên phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm được thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và có hiệu lực kể từ ngày ban hành, vì thế giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài được xem là tương đương với bản án. Tuy nhiên trọng tài chỉ được giải quyết những vụ án liên quan đến kinh doanh – thương mại.
Phán quyết của trọng tài thương mại được thi hành như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài.
Tuy nhiên khi hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài, căn cứ theo Điều 66 Luật Trọng tài 2010.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?