Phân tích nguy cơ dịch hại thực vật là gì? Những vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nào được miễn phân tích nguy cơ dịch hại?
Phân tích nguy cơ dịch hại thực vật là gì?
Theo khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định về phân tích nguy cơ dịch hại như sau:
Phân tích nguy cơ dịch hại là quá trình đánh giá về sinh học, cơ sở khoa học và kinh tế để quyết định biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một loài sinh vật gây hại.
Căn cứ Điều 27 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định về phân tích nguy cơ dịch hại như sau:
Phân tích nguy cơ dịch hại
1. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được phân tích nguy cơ dịch hại.
2. Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương của Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại trên cơ sở thông tin do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cung cấp và các nguồn thông tin hiện có khác.
3. Căn cứ kết quả phân tích nguy cơ dịch hại, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương của Việt Nam cho phép hoặc không cho phép nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu và tổ chức, cá nhân có liên quan biết.
Theo đó, phân tích nguy cơ dịch hại là quá trình đánh giá về sinh học, cơ sở khoa học và kinh tế để quyết định biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một loài sinh vật gây hại.
Và vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được phân tích nguy cơ dịch hại.
Nguy cơ dịch hại thực vật (Hình từ Internet)
Những vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nào được miễn phân tích nguy cơ dịch hại?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT về các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được miễn phân tích nguy cơ dịch hại như sau:
Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được miễn phân tích nguy cơ dịch hại
Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật quy định tại Điều 2 Thông tư này được miễn phân tích nguy cơ dịch hại trong các trường hợp:
1. Giống cây trồng phục vụ nghiên cứu khoa học;
2. Sinh vật có ích phục vụ nghiên cứu khoa học;
3. Các trường hợp khác, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
4. Việc nhập khẩu các vật thể được quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định.
Theo quy định trên, vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nào được miễn phân tích nguy cơ dịch hại gồm:
+ Giống cây trồng phục vụ nghiên cứu khoa học;
+ Sinh vật có ích phục vụ nghiên cứu khoa học;
+ Các trường hợp khác, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
Lưu ý: việc nhập khẩu các vật thể nêu trên phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định.
Biện pháp quản lý nguy cơ dịch hại thực vật được đưa ra dựa trên cơ sở nào?
Theo Điều 9 Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT quy định về quản lý nguy cơ dịch hại như sau:
Quản lý nguy cơ dịch hại
1. Biện pháp quản lý
Trên cơ sở kết quả đánh giá nguy cơ dịch hại đối với vật thể phải phân tích nguy cơ, có sự tham khảo ý kiến của các bên liên quan như: các nhà khoa học, quản lý, sản xuất, nhập khẩu để đưa ra các yêu cầu quản lý cụ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch hại như sau:
a) Yêu cầu nước xuất khẩu thực hiện các biện pháp kiểm dịch thực vật cụ thể đối với vật thể phải phân tích nguy cơ vào Việt Nam;
b) Thống nhất với nước xuất khẩu về việc xuất khẩu vật thể phải phân tích nguy cơ vào Việt Nam.
2. Các biện pháp quản lý để giảm thiểu nguy cơ dịch hại gồm:
a) Cấm nhập khẩu vật thể phải phân tích nguy cơ từ những quốc gia hoặc vùng cụ thể;
b) Yêu cầu phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;
c) Kiểm tra tại nước xuất khẩu;
d) Yêu cầu các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu;
đ) Yêu cầu vật thể phải phân tích nguy cơ được sản xuất tại vùng không nhiễm sinh vật gây hại;
e) Kiểm tra, xử lý tại cửa khẩu;
g) Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu;
h) Các biện pháp khác.
...
6. Dự thảo yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu
a) Dự thảo yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm Thông tư này;
b) Tổ chức lấy ý kiến về yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
7. Hoàn chỉnh báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại và yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Như vậy, biện pháp quản lý nguy cơ dịch hại thực vật được đưa ra dựa trên cơ sở kết quả đánh giá nguy cơ dịch hại đối với vật thể phải phân tích nguy cơ, có sự tham khảo ý kiến của các bên liên quan như: các nhà khoa học, quản lý, sản xuất, nhập khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?