Pháo phòng không là gì? Loại pháo phòng không có chất lượng cấp mấy mới được sử dụng huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu?
Pháo phòng không là gì?
Theo tiểu mục 1.3.1 Mục 1 Quy chuẩn QCVN 10:2017/BQP Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pháo phòng không ban hành kèm theo Thông tư 185/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1 Pháo phòng không là bộ phận hợp thành của trang bị quân khí, gián tiếp dùng để tiêu diệt sinh lực, phương tiện kỹ thuật, phá hủy công trình trên mặt đất, trên không, trên biển.
Theo quy định nêu trên thì pháo phòng không là bộ phận hợp thành của trang bị quân khí, gián tiếp dùng để tiêu diệt sinh lực, phương tiện kỹ thuật, phá hủy công trình trên mặt đất, trên không, trên biển.
Loại pháo phòng không có chất lượng cấp mấy mới được sử dụng huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu?
Theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn QCVN 10:2017/BQP Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pháo phòng không ban hành kèm theo Thông tư 185/2017/TT-BQP quy định như sau:
2 Quy định về kỹ thuật
...
2.2 Phân cấp chất lượng
2.2.1 Cấp 1: Pháo còn mới, chưa qua sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng còn tốt, chưa có hư hỏng, bảo đảm chiến đấu tốt.
2.2.2 Cấp 2: Pháo còn tốt, đã qua sử dụng hoặc đã qua sửa chữa, có thể có hư hỏng nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến sử dụng chiến đấu.
2.2.3 Cấp 3: Pháo có hư hỏng tới mức cần sửa chữa vừa.
2.2.4 Cấp 4: Pháo có hư hỏng tới mức cần sửa chữa lớn.
2.2.5 Cấp 5: Pháo hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc sửa chữa không kinh tế.
2.2.6 Pháo cấp 1, 2, 5 là những cấp chính thức xác định tình trạng kỹ thuật của pháo; pháo cấp 3, 4 là những cấp tạm thời xác định tình trạng kỹ thuật của pháo để tiến hành sửa chữa vừa, sửa chữa lớn. Sau khi sửa chữa xong, căn cứ tiêu chuẩn cụ thể để phân cấp pháo theo các cấp chính thức.
Các pháo có chất lượng cấp 1 hoặc cấp 2 mới được sử dụng huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
...
Căn cứ trên quy định phân cấp chất lượng pháo phòng không như sau:
- Cấp 1: Pháo còn mới, chưa qua sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng còn tốt, chưa có hư hỏng, bảo đảm chiến đấu tốt.
- Cấp 2: Pháo còn tốt, đã qua sử dụng hoặc đã qua sửa chữa, có thể có hư hỏng nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến sử dụng chiến đấu.
- Cấp 3: Pháo có hư hỏng tới mức cần sửa chữa vừa.
- Cấp 4: Pháo có hư hỏng tới mức cần sửa chữa lớn.
- Cấp 5: Pháo hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc sửa chữa không kinh tế.
Lưu ý:
+ Pháo cấp 1, 2, 5 là những cấp chính thức xác định tình trạng kỹ thuật của pháo; pháo cấp 3, 4 là những cấp tạm thời xác định tình trạng kỹ thuật của pháo để tiến hành sửa chữa vừa, sửa chữa lớn.
Sau khi sửa chữa xong, căn cứ tiêu chuẩn cụ thể để phân cấp pháo theo các cấp chính thức.
+ Các pháo phòng không có chất lượng cấp 1 hoặc cấp 2 mới được sử dụng huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
Loại pháo phòng không có chất lượng cấp mấy mới được sử dụng huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu? (Hình từ Internet)
Sử dụng pháo phòng không khi huấn luyện cần đảm bảo các yêu cầu gì về an toàn lao động?
Theo tiểu mục 3.1.2 Mục 3 Quy chuẩn QCVN 10:2017/BQP Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với pháo phòng không ban hành kèm theo Thông tư 185/2017/TT-BQP quy định việc sử dụng pháo phòng không khi huấn luyện cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động như sau:
(1) Yêu cầu chung
- Sử dụng pháo đúng mục đích, đúng tính năng, tác dụng của từng loại.
- Sử dụng pháo phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và quy định của Cục Quân khí/Tổng cục Kỹ thuật/Bộ Quốc phòng.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định kỹ thuật, quy tắc an toàn đối với từng loại pháo, quy định an toàn điện khi sử dụng hệ thống dẫn động bằng điện (đối với các pháo có hệ thống dẫn động điện).
Không nút nòng pháo; không đùa nghịch khi đang sử dụng pháo; không bắn quá chế độ hỏa lực quy định.
- Cấm tự ý sửa chữa, thay đổi kết cấu pháo khi chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
- Pháo khi sử dụng phải đủ chi tiết, cơ cấu, cụm, bộ phận và không bị hỏng; các cụm, chi tiết lắp ghép với nhau chắc chắn, hoạt động trơn tru, tin cậy, pháo đạt chất lượng tối thiểu cấp 2.
- Chuẩn bị đủ lực lượng và phương tiện, dụng cụ theo quy định với từng loại pháo.
Lực lượng sử dụng pháo phải được đào tạo, huấn luyện về chuyên ngành và về an toàn khi sử dụng pháo.
- Trước khi sử dụng pháo, người sử dụng phải được phổ biến kế hoạch và huấn luyện các quy trình, quy định, quy tắc an toàn.
(2) Yêu cầu khi huấn luyện
- Chỉ được sử dụng pháo và những bộ phận đã được hướng dẫn và có người phụ trách để học tập, huấn luyện.
- Khi học thao tác phải kiểm tra theo nội dung kiểm tra binh khí và làm đúng yếu lĩnh động tác đã hướng dẫn.
- Khi học binh khí phải kiểm tra kỹ bộ phận cần học. Nếu tháo lắp phải chuẩn bị đầy đủ, đúng dụng cụ và chấp hành đúng quy tắc, quy trình tháo lắp.
- Phải dùng đạn giả để học tập, huấn luyện. Tuyệt đối cấm sử dụng đạn thật để học tập, huấn luyện.
- Không kéo tay mở khóa nòng rồi đạp cò.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?