Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 giải thích thì Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển.
Dựa trên quy định tại Điều 1 Nghị định 63/2013/NĐ-CP thì có thể hiểu Bộ pháp điển là một tập hợp 45 chủ đề chứa các quy định pháp luật có hiệu lực, được sắp xếp một cách hệ thống và khoa học. Nó như một cuốn từ điển pháp luật, giúp mọi người dễ dàng tìm kiếm và hiểu rõ các quy định liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
45 chủ đề trong Bộ pháp điển được quy định và sắp xếp như sau:
(1) An ninh quốc gia;
(2) Bảo hiểm;
(3) Bưu chính, viễn thông;
(4) Bổ trợ tư pháp;
(5) Cán bộ, công chức, viên chức;
(6) Chính sách xã hội;
(7) Công nghiệp;
(8) Dân số, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới;
(9) Dân sự;
(10) Dân tộc;
(11) Đất đai;
(12) Doanh nghiệp, hợp tác xã;
(13) Giáo dục, đào tạo;
(14) Giao thông, vận tải;
(15) Hành chính tư pháp;
(16) Hình sự;
(17) Kế toán, kiểm toán;
(18) Khiếu nại, tố cáo;
(19) Khoa học, công nghệ;
(20) Lao động;
(21) Môi trường;
(22) Ngân hàng, tiền tệ;
(23) Ngoại giao, điều ước quốc tế;
(24) Nông nghiệp, nông thôn;
(25) Quốc phòng;
(26) Tài chính;
(27) Tài nguyên;
(28) Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước;
(29) Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước;
(30) Thi hành án;
(31) Thống kê;
(32) Thông tin, báo chí, xuất bản;
(33) Thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác;
(34) Thương mại, đầu tư, chứng khoán;
(35) Tổ chức bộ máy nhà nước;
(36) Tổ chức chính trị - xã hội, hội;
(37) Tố tụng, và các phương thức giải quyết tranh chấp;
(38) Tôn giáo, tín ngưỡng;
(39) Trật tự an toàn xã hội;
(40) Tương trợ tư pháp;
(41) Văn hóa, thể thao, du lịch;
(42) Văn thư, lưu trữ;
(43) Xây dựng, nhà ở, đô thị;
(44) Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật;
(45) Y tế, dược.
(Theo Điều 7 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012)
Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?(Hình từ Internet)
Phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 Bộ pháp điển được cấu trúc theo các chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Trong đề mục, tùy theo nội dung có thể có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.
Dưới đây là hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển có thể tham khảo:
Bước 1: Truy cập địa chỉ: https://phapdien.moj.gov.vn/Pages/home.aspx
Sau đó bấm chọn ô "Bộ pháp điển" bên phải trang chủ
Bước 2: Hệ thống sẽ dẫn tới Bộ pháp điển điện tử với 45 chủ đề
Tại đây, người dùng có thể bấm chọn vào từng chủ đề hoặc đề mục và bấm "Xem chi tiết", tùy vào từng đề mục sẽ có thêm mục "Xem danh mục văn bản"
Ngoài ra, để thuận lợi cho việc tìm kiếm thì người dùng có thể tìm "Xem theo chủ đề" hoặc "Xem theo đề mục" hoặc nhập từ khóa vào ô tìm kiếm:
Ví dụ: nhập từ khóa "quốc gia" hệ thống sẽ cho ra kết quả những chủ đề, đề mục có liên quan
Việc cập nhật quy phạm pháp luật mới, đề mục mới vào Bộ pháp điển được quy định thế nào?
Việc cập nhật quy phạm pháp luật mới, đề mục mới vào Bộ pháp điển được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 như sau:
(1) Việc cập nhật quy phạm pháp luật mới vào Bộ pháp điển được thực hiện như sau:
- Trong trường hợp có quy phạm pháp luật mới được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc có quy phạm pháp luật bị bãi bỏ thuộc đề mục đã có trong chủ đề thì cơ quan thực hiện pháp điển xác định quy phạm pháp luật tương ứng trong Bộ pháp điển, thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật mới và gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp.
- Bộ Tư pháp kiểm tra hồ sơ, cập nhật quy phạm pháp luật mới vào Bộ pháp điển hoặc loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển.
(2) Việc cập nhật đề mục mới vào Bộ pháp điển được thực hiện như sau:
- Trong trường hợp có quy phạm pháp luật mới được ban hành chưa thuộc đề mục đã có trong Bộ pháp điển, cơ quan được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 đề xuất tên đề mục, vị trí của đề mục gửi Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung đề mục và phân công cơ quan thực hiện;
- Trình tự, thủ tục pháp điển đối với đề mục mới được thực hiện theo quy định tại các điều 9, 10 và 11 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012.
Lưu ý: Quy phạm pháp luật mới, đề mục mới phải được cập nhật vào Bộ pháp điển tại thời điểm có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?