Pháp nhân là gì? Pháp nhân có được làm người giám hộ không? Pháp nhân có được giám hộ cho nhiều người không?
Pháp nhân là gì?
Căn cứ theo Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân như sau:
Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Và theo Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của pháp nhân như sau:
Cơ cấu tổ chức của pháp nhân
1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, pháp nhân có thể được hiểu là một tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân là gì? Pháp nhân có được làm người giám hộ không? Pháp nhân có được giám hộ cho nhiều người không? (Hình từ Internet)
Pháp nhân có được làm người giám hộ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ như sau:
Người giám hộ
1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.
...
Cùng với đó căn cứ theo Điều 50 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ
Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Theo đó, pháp nhân được làm người giám hộ phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Như vậy, nếu pháp nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì sẽ được làm người giám hộ.
Pháp nhân có được giám hộ cho nhiều người không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ như sau:
Người giám hộ
...
2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
Như vậy, pháp nhân sẽ có thể giám hộ cho nhiều người theo quy định pháp luật.
Giám sát việc giám hộ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 51 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giám sát việc giám hộ như sau:
- Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.
- Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó.
- Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
- Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ;
+ Nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ;
+ Nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.
- Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Dân sự 2015 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ.
- Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.
- Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
- Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
+ Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?