Phát hành chứng thư thẩm định giá không kèm theo báo cáo thẩm định giá thì có vi phạm pháp luật không?
Phát hành chứng thư thẩm định giá không kèm theo báo cáo thẩm định giá thì có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 30/2024/TT-BTC quy định như sau:
Chứng thư thẩm định giá
1. Chứng thư thẩm định giá cần có báo cáo thẩm định giá kèm theo.
2. Chứng thư thẩm định giá có thể được phát hành dưới dạng điện tử với chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trên cơ sở hợp đồng thẩm định giá hoặc yêu cầu thẩm định giá.
3. Mẫu chứng thư thẩm định giá dược quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này. Số của chứng thư thẩm định giá được đánh số theo nguyên tắc: Phần số của Mã số doanh nghiệp thẩm định giá/Năm phát hành chứng thư thẩm định giá/số thứ tự của chứng thư thẩm định giá do doanh nghiệp phát hành trong năm. Ví dụ số chứng thư thẩm định giá có số thứ tự 6 của doanh nghiệp thẩm định giá mã số 001/TĐG phát hành năm 2023 là: 001/2023/6.
Theo quy định trên, bắt buộc kèm theo báo cáo thẩm định giá khi phát hành chứng thư thẩm định giá.
Như vậy, phát hành chứng thư thẩm định giá không kèm theo báo cáo thẩm định giá thì được xem là vi phạm pháp luật.
Phát hành chứng thư thẩm định giá không kèm theo báo cáo thẩm định giá thì có vi phạm pháp luật không? (hình từ internet)
Phát hành chứng thư thẩm định giá không kèm theo báo cáo thẩm định giá thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 20 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập và phát hành chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá không có đủ các nội dung cơ bản theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
b) Phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá không đúng thẩm quyền của chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá với tư cách cá nhân;
b) Phát hành chứng thư thẩm định giá không kèm theo báo cáo thẩm định giá hoặc ngược lại.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá không đúng với lĩnh vực chuyên môn, thông báo của cơ quan nhà nước về lĩnh vực được phép hành nghề; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không đáp ứng các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá theo quy định;
...
Đồng thời, căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, nguyên tắc áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân quy định tại Nghị định là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng.
4. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân.
...
Như vậy, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân phát hành chứng thư thẩm định giá không kèm theo báo cáo thẩm định giá.
Theo đó, vì mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân nên phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức phát hành chứng thư thẩm định giá không kèm theo báo cáo thẩm định giá.
Nội dung cơ bản của chứng thư thẩm định giá bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 30/2024/TT-BTC thì nội dung cơ bản của chứng thư thẩm định giá bao gồm:
(1) Số hợp đồng thẩm định giá và/hoặc văn bản yêu cầu/đề nghị thẩm định giá.
(2) Tên và địa chỉ của doanh nghiệp thẩm định giá, hoặc chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá.
(3) Thông tin về khách hàng thẩm định giá.
(4) Thông tin chính về tài sản thẩm định giá (tên và chủng loại tài sản, đặc điểm cơ bản về mặt pháp lý và kinh tế - kỹ thuật).
(5) Mục đích thẩm định giá.
(6) Thời điểm thẩm định giá.
(7) Cơ sở giá trị thẩm định giá.
(8) Giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có).
(9) Tên cách tiếp cận và tên phương pháp thẩm định giá.
(10) Những điều khoản loại trừ và hạn chế của kết quả thẩm định giá.
(11) Giá trị tài sản thẩm định giá.
(12) Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá và chữ ký của thẩm định viên được giao chịu trách nhiệm thực hiện thẩm định giá đã ký báo cáo thẩm định giá.
(13) Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền và dấu của doanh nghiệp thẩm định giá trường hợp phát hành chứng thư tại doanh nghiệp thẩm định giá.
+ Họ tên, số thẻ thẩm định viên về giá, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá và dấu của chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá trong trường hợp phát hành chứng thư tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá.
(14) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?