Phát tín hiệu báo động trên tàu biển Việt Nam được quy định thế nào? Phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động được thể hiện ra sao?
Phát tín hiệu báo động trên tàu biển Việt Nam được quy định thế nào?
Về việc phát tín hiệu báo động trên tàu biển Việt Nam được hướng dẫn thực hiện theo Điều 42 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT như sau:
(1) Tín hiệu báo động phải được phát ra bằng chuông điện và hệ thống truyền thanh trên tàu. Hồi chuông ngắn là hồi chuông điện kéo dài từ 01 đến 02 giây; hồi chuông dài là hồi chuông điện kéo dài từ 04 đến 06 giây; giữa hai hồi chuông cách nhau từ 02 đến 04 giây.
(2) Tín hiệu báo động bằng chuông điện được quy định như sau:
- Báo động chung gồm bảy hồi chuông ngắn và một hồi chuông dài lặp lại vài lần (……..___);
- Lệnh báo yên bằng một hồi chuông liên tục kéo dài 15 đến 20 giây (_____).
(3) Sau tín hiệu chuông phải kèm theo thông báo bằng lời và phải thông báo rõ vị trí nơi xảy ra sự cố. Nếu hệ thống chuông điện, hệ thống truyền thanh của tàu bị hỏng hoặc không có thì có thể dùng bất kỳ một thiết bị nào đó phát ra âm thanh tương tự để báo cho thuyền viên và hành khách biết.
Phát tín hiệu báo động trên tàu biển Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động trên tàu biển Việt Nam được thể hiện ra sao?
Căn cứ theo Điều 41 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định:
- Trong buồng ở của thuyền viên và hành khách, phải niêm yết tại nơi dễ nhìn thấy nhất "Phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động" được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động bao gồm nội dung sau đây:
+ Các loại tín hiệu báo động;
+ Vị trí tập trung và nhiệm vụ của cá nhân phải thực hiện đối với từng loại báo động;
+ Số xuồng và vị trí ngồi trong xuồng cứu sinh.
Bên cạnh đó theo Điều 40 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT thì trên tàu biển Việt Nam phải lập Bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp khi có báo động chung và báo yên (sau đây gọi là Bảng phân công). Trong đó nêu rõ:
- Tín hiệu báo động chung và báo yên;
- Nhiệm vụ chung của mỗi thuyền viên và hành khách khi có báo động;
- Vị trí tập trung và nhiệm vụ cụ thể của mỗi thuyền viên, hành khách khi có báo động đối với từng loại báo động trên tàu;
- Thành viên của các đội chỉ huy, đội buồng máy, đội ứng phó, đội hỗ trợ, an ninh, y tế và trật tự (trên các tàu khách) và nhiệm vụ của từng đội khi có báo động;
- Người thay thế các vị trí chủ chốt và người phụ trách vận hành thiết bị cứu sinh, cứu hỏa.
Bảng phân công phải được niêm yết ở các hành lang, buồng lái, buồng điều khiển máy, nơi tập trung thuyền viên và hành khách.
Khi tàu biển Việt Nam có sự cố, gặp nạn thuyền trưởng có nhiệm vụ ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của thuyền trưởng tàu biển Việt Nam như sau:
(1) Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có người rơi xuống nước:
Trường hợp có người rơi xuống nước, thuyền trưởng phải kịp thời áp dụng các biện pháp có hiệu quả để tìm, cứu người bị nạn, đồng thời thông báo cho chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người khai thác tàu, Đài thông tin duyên hải, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải, Cảng vụ hàng hải, các cơ quan chức năng liên quan nơi gần nhất, thông báo cho các tàu thuyền khác đang hành trình gần khu vực đó tìm kiếm và cứu nạn;
Chỉ được phép cho tàu rời khỏi khu vực có người rơi xuống nước sau khi đã cố gắng tìm kiếm nhưng xét thấy không còn hy vọng trừ trường hợp gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu biển và những người khác trên tàu. Thời gian và các biện pháp đã tiến hành tìm cứu phải được ghi vào nhật ký hàng hải.
(2) Nhiệm vụ của thuyền trưởng trong tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ:
- Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi phát hiện có tàu bị nạn, thuyền trưởng có nhiệm vụ nhanh chóng điều động tàu đến cứu nạn, nếu việc cứu nạn không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và thuyền viên của mình, đồng thời tiến hành phát chuyển tiếp tín hiệu báo nạn của tàu bị nạn. Thời gian, vị trí tàu bị nạn và lý do đến hoặc không đến cứu nạn phải được ghi vào nhật ký hàng hải;
- Khi cứu hộ tàu bị nạn, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp an toàn và có hiệu quả để cứu người. Việc cứu tàu, hàng hóa và tài sản khác chỉ được tiến hành khi có sự thỏa thuận của thuyền trưởng tàu bị nạn theo hợp đồng cứu hộ.
Trường hợp vì lý do nào đó mà thuyền trưởng tàu bị nạn không thể ký hợp đồng cứu hộ thì ít nhất phải có sự thỏa thuận bằng lời hay bằng vô tuyến điện hoặc bằng tín hiệu trông thấy được của thuyền trưởng tàu bị nạn. Các hình thức thỏa thuận này phải được ghi vào nhật ký hàng hải;
- Khi gặp tàu không có người, nếu điều kiện cho phép thì thuyền trưởng phải tổ chức kéo tàu đó vào cảng gần nhất và thông báo chính quyền cảng hoặc Cảng vụ hàng hải, chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người khai thác tàu và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước đó biết.
Trường hợp không thể lai dắt được thì ghi vào nhật ký hàng hải vị trí của tàu đó, nguyên nhân không thực hiện được việc lai dắt và phải thông báo cho chính quyền cảng hoặc Cảng vụ hàng hải gần nhất.
(3) Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu gặp nạn, đâm va:
- Trường hợp xảy ra đâm va với tàu khác, thuyền trưởng phải yêu cầu thuyền trưởng tàu đó thông báo cho mình biết tên, số hiệu, số IMO, cảng đăng ký, cảng xuất phát, cảng ghé, cảng đến của tàu và tên chủ tàu.
Đồng thời, thông báo cho tàu đó biết những thông tin nói trên của tàu mình và báo cho chủ tàu, người khai thác tàu, cảng vụ hàng hải nơi gần nhất. Nếu xét thấy tàu mình có khả năng và điều kiện cho phép thì phải có trách nhiệm cứu tàu bị nạn, trước hết là cứu người;
- Sau khi xảy ra tai nạn, đâm va, thuyền trưởng phải kịp thời lập biên bản về diễn biến xảy ra sự cố, nêu rõ sự thiệt hại của mỗi bên có xác nhận của thuyền trưởng tàu đó và các bên hữu quan. Đồng thời, tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ tai nạn theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp tàu mình gặp nạn mà không còn khả năng cứu được và bắt buộc phải bỏ tàu, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp để cứu người và tổ chức mang theo nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký thông tin vô tuyến, hải đồ khu vực bị nạn, tiền và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác của tàu;
- Nếu tàu mình bị tai nạn mà cần thiết có sự cứu trợ thì thuyền trưởng phải dùng mọi biện pháp yêu cầu tàu khác hoặc cơ quan chức năng cứu giúp;
- Nếu được tàu khác cứu giúp, thuyền trưởng có nhiệm vụ chỉ huy thuyền viên, hành khách của tàu mình thực hiện nghiêm chỉnh quy định của tàu đó;
- Thuyền trưởng phải thực hiện báo cáo đầy đủ về các sự cố hàng hải xảy ra với tàu mình theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?