Phẫu thuật chỉnh sửa lệch trục chi chân chữ O sẽ chỉ định cho những trường hợp nào? Biến dạng chân vòng kiềng chữ O hay gặp độ tuổi nào?
Biến dạng chân vòng kiềng chữ O hay gặp độ tuổi nào?
Phẫu thuật chỉnh sửa lệch trục chi chân chữ O là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật chỉnh sửa lệch trục chi chân chữ O ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
CHỈNH SỬA LỆCH TRỤC CHI (CHÂN CHỮ O)
I. ĐẠI CƯƠNG
Biến dạng chân vòng kiềng (chữ O) hay gặp ở trẻ em. Người thày thuốc cần phân biệt đa số là sinh lý bình thường, một số ít là bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân gây ra biến dạng này như: bẩm sinh, di chứng còi xương, di chứng bại liệt, chấn thương.
...
Theo đó, biến dạng chân vòng kiềng (chữ O) hay gặp ở trẻ em.
Người thầuy thuốc cần phân biệt đa số là sinh lý bình thường, một số ít là bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân gây ra biến dạng này như: bẩm sinh, di chứng còi xương, di chứng bại liệt, chấn thương.
Phẫu thuật chỉnh sửa lệch trục chi chân chữ O (Hình từ Internet)
Phẫu thuật chỉnh sửa lệch trục chi chân chữ O sẽ chỉ định cho những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Quy trình kỹ thuật phẫu thuật chỉnh sửa lệch trục chi chân chữ O ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
CHỈNH SỬA LỆCH TRỤC CHI (CHÂN CHỮ O)
...
II. CHỈ ĐỊNH
Chân vòng kiềng nhiều, ảnh hưởng đến trục chi, khi áp hai mắt cá trong chạm nhau khoảng cách giữa mặt trong của lồi cầu trong xương đùi hai bên lớn (> 5 cm).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Chân vòng kiềng ít, do sinh lý.
- Chân vòng kiềng phối hợp với các di chứng khác như bại liệt… mà người bệnh không có khả năng đi lại, vận động bình thường.
Theo đó, phẫu thuật chỉnh sửa lệch trục chi chân chữ O sẽ chỉ định cho những trường hợp chân vòng kiềng nhiều, ảnh hưởng đến trục chi, khi áp hai mắt cá trong chạm nhau khoảng cách giữa mặt trong của lồi cầu trong xương đùi hai bên lớn (> 5 cm).
Phẫu thuật chỉnh sửa lệch trục chi chân chữ O sẽ do ai thực hiện?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật phẫu thuật chỉnh sửa lệch trục chi chân chữ O ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
CHỈNH SỬA LỆCH TRỤC CHI (CHÂN CHỮ O)
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo.
2. Người bệnh: vệ sinh sạch sẽ, cắt móng. Nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật
3. Phương tiện: ga rô, dụng cụ để lấy đục xương
4. Hồ sơ bệnh án: theo qui định
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: gây mê nội khí quản hoặc gây tê tuỷ sống
2. Kỹ thuật:
Phẫu thuật đục xương sửa trục xương chày:
- Đường rạch: rạch da đường trước ngoài (phía ngoài mào chày khoảng 1 cm)
- Bộc lộ đầu trên xương chày.
- Đục xương hình chữ V ở mặt ngoài đầu trên xương chày ở mức lồi củ trước.
- Đưa phần dưới cẳng chân ra phía ngoài để nắn thẳng trục xương chày.
- Với những trường hợp trẻ nhỏ không cần kết hợp xương bên trong, với những trường hợp trẻ lớn có thể phải cố định bằng phương tiện kết hợp xương (đinh, nẹp vít).
- Thả ga rô và cầm máu.
- Đặt 1 dẫn lưu.
...
Theo đó, phẫu thuật chỉnh sửa lệch trục chi chân chữ O sẽ do người thực hiện: phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo.
Bên cạnh đó thì người bệnh: vệ sinh sạch sẽ, cắt móng. Nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật và sử dụng phương tiện: ga rô, dụng cụ để lấy đục xương.
Hồ sơ bệnh án cũng sẽ được ghi lại theo qui định.
Và các bước tiến hành phẫu thuật này được thực hiện như sau:
- Vô cảm: gây mê nội khí quản hoặc gây tê tuỷ sống
- Kỹ thuật:
Phẫu thuật đục xương sửa trục xương chày:
+ Đường rạch: rạch da đường trước ngoài (phía ngoài mào chày khoảng 1 cm)
+ Bộc lộ đầu trên xương chày.
+ Đục xương hình chữ V ở mặt ngoài đầu trên xương chày ở mức lồi củ trước.
+ Đưa phần dưới cẳng chân ra phía ngoài để nắn thẳng trục xương chày.
+ Với những trường hợp trẻ nhỏ không cần kết hợp xương bên trong, với những trường hợp trẻ lớn có thể phải cố định bằng phương tiện kết hợp xương (đinh, nẹp vít).
+ Thả ga rô và cầm máu.
+ Đặt 1 dẫn lưu.
Như vậy, theo quy định trên thì việc phẫu thuật là do phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?
- Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ không?
- Khi quyết định của Tòa án không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian được tính thế nào?
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?