Phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có các bước tiến hành ra sao? Phẫu thuật xong thì việc theo dõi và xử lý tai biến cho người bệnh như thế nào?
- Phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có các bước tiến hành ra sao?
- Phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới xong thì việc theo dõi và xử lý tai biến cho người bệnh như thế nào?
- Bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới yêu cầu về dụng cụ thực hiện bao gồm những gì?
Phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có các bước tiến hành ra sao?
Phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa sát khuẩn rộng toàn bộ hai chân
2. Vô cảm: Gây tê tủy sống
3. Kỹ thuật:
- Rạch da dọc điểm giữa nếp làn bẹn
- Bộc lộ tĩnh mạch hiển
- Thắt bỏ các nhánh của tĩnh mạch hiển
- Bộ lộ đầu dưới tĩnh mạch hiển ở đầu trên mắt cá trong
- Luồn Stripper
- Kéo Stripper theo hướng từ trên xướng dưới kéo đến đâu dùng gạc cuộn băng ép tới đó.
- Khâu đóng vết mổ
...
Theo đó, các bước phẫu thuật sẽ phải đảm bảo các bước như sau:
Về tư thế: Người thực hiện việc phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới sẽ phải yêu cầu người bệnh nằm ngửa sát khuẩn rộng toàn bộ hai chân
Phương pháp vô cảm: Người thực hiện việc phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới tiến hành gây tê tủy sống
Về kỹ thuật người thực hiện việc phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới tiến hành:
- Rạch da dọc điểm giữa nếp làn bẹn
- Bộc lộ tĩnh mạch hiển
- Thắt bỏ các nhánh của tĩnh mạch hiển
- Bộ lộ đầu dưới tĩnh mạch hiển ở đầu trên mắt cá trong
- Luồn Stripper
- Kéo Stripper theo hướng từ trên xướng dưới kéo đến đâu dùng gạc cuộn băng ép tới đó.
- Khâu đóng vết mổ
Phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới (Hình từ Internet)
Phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới xong thì việc theo dõi và xử lý tai biến cho người bệnh như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi: Theo dõi toàn trạng: các dấu hiệu sinh tồn.
2. Tai biến: Thường không gây tai biến gì đáng kể có thể có tụ máu dọc theo đường đi của tĩnh mạch hiển thường sẽ tự hết sau một vài tuần hoặc có biểu hiện dị cảm ở bề mặt da do tổn thương thần kinh hiển kèm theo.
...
Theo đó, sau khi người bệnh phẫu thuật xong thì người thực hiện tiến hành theo dõi toàn trạng: các dấu hiệu sinh tồn.
Bên cạnh đó nếu có tai biến: thì thường không gây tai biến gì đáng kể có thể có tụ máu dọc theo đường đi của tĩnh mạch hiển thường sẽ tự hết sau một vài tuần hoặc có biểu hiện dị cảm ở bề mặt da do tổn thương thần kinh hiển kèm theo.
Như vậy, phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới xong thì việc theo dõi và xử lý tai biến đã có quy định và cần phải tuân thủ theo.
Bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới yêu cầu về dụng cụ thực hiện bao gồm những gì?
Căn cứ theo Mục IV Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Kíp mổ: PTV chuyên khoa mạch máu
- Một phụ phẫu thuật + dụng cụ viên
2. Người bệnh:
Người bệnh và người nhà người bệnh được giải thích hiểu rõ và đồng ý phẫu thuật.
3. Phương tiện:
- Trang thiết bị cơ bản của phòng mổ
- Bộ Stripper
...
Bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới yêu cầu về dụng cụ thực hiện cần phải có là:
- Trang thiết bị cơ bản của phòng mổ
- Bộ Stripper
Ngoài ra, người thực hiện phẫu thuật này gồm:
- Kíp mổ: PTV chuyên khoa mạch máu
- Một phụ phẫu thuật + dụng cụ viên
Và người bệnh và người nhà người bệnh được giải thích hiểu rõ và đồng ý phẫu thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?