Phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn là gì? Phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn sẽ chỉ định cho đối tượng nào thực hiện?
Phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn là gì?
Phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
ĐỨT GÂN ACHILLES ĐẾN MUỘN
I. ĐẠI CƯƠNG
Gân Achilles hay còn gọi là gân gót là một gân lớn và mạnh nhất trong cơ thể, chịu từ 2-3 lần trọng lượng cơ thể khi đi và hơn 10 lần khi chạy nhảy. Đứt gân Achilles chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số đứt gân nói chung của cơ thể. Cho đến nay đã có nhiều kỹ thuật phẫu thuật điều trị được giới thiệu và đưa vào áp dụng trong lâm sàng như kỹ thuật nối tận tận Kessler, Bunnel, Krackow, ... ; kỹ thuật chuyển vạt gân, tăng cường gân cơ gan chân gầy, cơ mác ngắn, ...; kỹ thuật kéo dài gân V-Y; ... Tuy nhiên, do tùy từng tổn thương giải phẫu, vị trí đứt gân Achilles, người bệnh đến sớm hay muộn nên không một phương pháp phẫu thuật nào được coi là toàn diện cho điều trị mọi người bệnh đứt hoàn toàn gân Achilles do chấn thương. Đối với những trường hợp đứt cũ gân gót, thường hai đầu gân co rút, kèm theo tình trạng thoái hóa giảm tưới máu hai đầu gân nên thường sau khi cắt lọc thì gân bị thiếu hụt một đoạn lớn và không kéo sát lại được.
...
Theo đó, phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn hay còn gọi là gân gót là một gân lớn và mạnh nhất trong cơ thể, chịu từ 2-3 lần trọng lượng cơ thể khi đi và hơn 10 lần khi chạy nhảy.
Đứt gân Achilles chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số đứt gân nói chung của cơ thể.
Như vậy, phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn được quy định như trên.
Phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn sẽ chỉ định cho đối tượng nào thực hiện?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
ĐỨT GÂN ACHILLES ĐẾN MUỘN
...
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bị đứt gân Achille đến muộn sau 1 tháng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân nặng, không thể phẫu thuật
Theo đó, phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn sẽ chỉ định cho trường hợp người bệnh bị đứt gân Achille đến muộn sau 1 tháng.
Phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn có cần phải gây mê không?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
ĐỨT GÂN ACHILLES ĐẾN MUỘN
...
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc gây mê
2. Kỹ thuật mổ:
Có hai phương pháp chính, hoặc là dùng các gân cơ khác để làm cầu nối (theo Teuffer, Turco và Spinella,White, Kraynick, Wapner, Bosworth và Lindholm) hoặc là kéo dài đáp sát hai đầu gân (theo Abraham và Pankovich). Có thể phối hợp cả hai phương pháp.
*Dùng gân cơ khác làm cầu nối:
White, Kraynick, Wapner và Teuffer mô tả dùng gân cơ mác ngắn và gân cơ gan chân dài làm cầu nối giữa hai đầu gân.
Bosworth và Lindholm mô tả cách dùng dài gân của chính gân cơ tam đầu quặt ngược xuống làm cầu nối.
Wapner và cộng sự dùng phương pháp chuyển gân cơ gấp ngón cái dài để tái tạo đứt gân gót cũ và báo cáo thành công trong 7 trường hợp.
*Kéo dài gân:
Abraham và Pankovich nỗ lực kéo hai đầu gân sát nhau bằng cách kéo dài gân theo kiểu V-Y ở chỗ nối gân cơ tam đầu. Tác giả báo cáo thành công trong bốn trường hợp. Phương pháp này thực chất là kéo dài cơ bụng chân, thường được dùng để điều trị chứng bàn chân ngựa (equinus) trong tật bại não cho kết quả rất tốt (kỹ thuật Strayer). Mổ rạch gân cơ bụng chân (gastrocnemius) ngay mức nối gân-cơ, rồi duỗi bàn chân về phía mu chân để kéo dài cơ, phần trên sau đó được khâu vào cơ dép bên dưới.
Sau mổ, bột cẳng bàn chân tư thế bàn chân gấp tối đa về gan chân và tập phục hồi chức năng sau mổ
- 0-2 tuần đầu: Chăm sóc vết thương, đeo bột, đi nạng không tỳ đè lên chân tổn thương.
- 2-6 tuần: Thay bốt bột cẳng bàn chân, tư thế cổ chân duỗi nhẹ dần về tư thế trung gian, đi lại có nạng đỡ và không tỳ đè, tập phục hồi chức năng khớp gối và háng không có sự tham gia của cổ chân.
- 6-8 tuần: Thay bốt bột cẳng bàn chân, tư thế cơ năng cổ chân vuông góc, đi có nạng đỡ chịu lực tăng dần.
- 8-12 tuần: Bỏ bột, đi có nạng đỡ, phục hồi từ từ tăng dần đến khi chịu được toàn bộ trọng lực.
- Sau 12 tuần: Tập phục hồi chức năng tích cực để lấy lại biên độ vận động, sức mạnh và khả năng chịu đựng.
...
Theo đó, khi phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn ở bước chuẩn bị thì buộc phải tiến hành gây tê tủy sống hoặc gây mê.
Như vậy, phẫu thuật điều trị đứt gân Achille tới muộn cần thiết phải gây mê hoặc gây tê tùy theo mức độ đánh giá của người thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?