Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay là gì? Trường hợp nào phải phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay?
Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay là gì?
Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục I Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP THẦN KINH QUAY
I. ĐỊNH NGHĨA
- Chèn ép thần kinh quay có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên đường đi của thần kinh quay và có nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Vị trí thường gặp chèn ép thần kinh quay nhất là ở đầu gần của cẳng tay, ở vị trí cơ ngửa. Tuy nhiên tình trạng chèn ép thần kinh quay có thể gặp ở vị trí rãnh quay của xương cánh tay liên quan đến gãy thân xương cánh tay hoặc ở vị trí khớp khuỷu liên quan đến gãy chỏm xương quay.
...
Theo đó, việc chèn ép thần kinh quay có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên đường đi của thần kinh quay và có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Vị trí thường gặp chèn ép thần kinh quay nhất là ở đầu gần của cẳng tay, ở vị trí cơ ngửa. Tuy nhiên tình trạng chèn ép thần kinh quay có thể gặp ở vị trí rãnh quay của xương cánh tay liên quan đến gãy thân xương cánh tay hoặc ở vị trí khớp khuỷu liên quan đến gãy chỏm xương quay.
Như vậy, phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay được hiểu là việc chèn ép thần kinh quay có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên đường đi của thần kinh quay và có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Phẫu thuật
Trường hợp nào phải phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP THẦN KINH QUAY
...
II. CHỈ ĐỊNH
Chèn ép thần kinh quay điều trị nội khoa không kết quả (thường sau khoảng 12 tuần điều trị nội) hoặc triệu chứng liệt thần kinh quay tăng dần.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có chống chỉ định tuyệt đối điều trị phẫu thuật chèn ép thần kinh quay.
- Người bệnh có tình trạng nhiễm trùng toàn thân hoặc tại chỗ đang tiến triển.
...
Theo đó, trường hợp chỉ định phẫu thuật là khi bị chèn ép thần kinh quay điều trị nội khoa không kết quả (thường sau khoảng 12 tuần điều trị nội) hoặc triệu chứng liệt thần kinh quay tăng dần.
Như vậy, trong trường hợp Chèn ép thần kinh quay điều trị nội khoa không kết quả (thường sau khoảng 12 tuần điều trị nội) hoặc triệu chứng liệt thần kinh quay tăng dần thì người bệnh được chỉ định phẫu thuật theo yêu cầu.
Người phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay là ai?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP THẦN KINH QUAY
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Là phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình được đào tạo cơ bản.
2. Người bệnh: Người bệnh được vệ sinh vùng cơ thể cần phẫu thuật.
3. Dụng cụ: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay cơ bản. Bộ dụng cụ vi phẫu cơ bản.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:
- Người bệnh nằm ngửa trên bàn mổ, tay dạng 90 độ, bàn tay ngửa được đặt trên một bàn mổ nhỏ riêng biệt.
- Phẫu thuật viên đứng phía dưới người bệnh, người phụ 1 đứng trên đầu người bệnh, người phụ 2 đứng phía ngoài bàn mổ.
2. Các bước tiến hành:
- Dồn máu, ga rô gốc chi.
- Đường vào: Tùy vào vị trí bị chèn ép mà có đường rạch da khác nhau. Nếu thần kinh quay bị chèn ép ở đầu trên xương cánh tay nên sử dụng đường sau. Nếu thần kinh quay bị chèn ép ở 1/3 giữa và dưới xương cánh tay nên lựa chọn đường trước ngoài. Nếu thần kinh quay bị chèn ép ở đầu trên của cẳng tay cũng nên lựa chọn đường trước ngoài.
- Phẫu tích cân nông ở cánh tay và cẳng tay.
- Vén cơ để bộc lộ thần kinh quay. Chú ý bảo tồn tất cả các nhánh của thần kinh quay.
- Tìm nguyên nhân chèn ép thần kinh quay và giải quyết nguyên nhân gây chèn ép thần kinh quay. Trong quá trình phẫu tích phải nhẹ nhàng để không làm tổn thương thêm các nhánh mạch nuôi thần kinh cũng như không làm tổn thương phần mềm nhiều sẽ gây dính về sau.
- Cầm máu kỹ và khâu đóng phần mềm theo giải phẫu.
- Sau mổ bất động bằng nẹp bột cánh cẳng bàn tay tư thế cơ năng, treo tay bằng túi treo tay.
Theo đó, ở bước chuẩn bị thì có quy định rằng người thực hiện phẫu thuật sẽ là phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình được đào tạo cơ bản.
Như vậy, theo quy định trên thì người phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh quay là phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình được đào tạo cơ bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo Hướng dẫn 90?