Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu quản chỉ định trong trường hợp nào? Các bước tiến hành kỹ thuật phẫu thuật sẽ tiến hành như thế nào?

Cho hỏi phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu quản chỉ định trong trường hợp nào? Đồng thời việc phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu quản sẽ tiến hành như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Minh đến từ Đồng Nai.

Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu quản chỉ định trong trường hợp nào?

Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu quản là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.

Căn cứ theo Mục II Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu quản ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

PHẪU THUẬT ĐÓNG RÒ TRỰC TRÀNG - NIỆU QUẢN
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Rò trực tràng niệu quản điều trị bảo tồn thất bại.
...

Như vậy, phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu quản khi người bệnh thuộc trường hợp trên.

Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu quản sẽ tiến hành như thế nào?

Căn cứ theo Mục V Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu quản ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

PHẪU THUẬT ĐÓNG RÒ TRỰC TRÀNG - NIỆU QUẢN
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Sản khoa
2. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc mê nội khí quản
3. Kỹ thuật:
- Đường mổ: Đường trắng giữa dưới rốn
- Phẫu tích tìm niệu quản 2 bên, xác định chính xác rò từ niệu quản bên nào, thường rò 1 bên nhưng tránh bỏ sót rò cả 2 niệu quản vào trực tràng.
*Về tiết niệu
- Nếu tổn thương niệu quản nhỏ có thể đặt sonde JJ, sau đó khâu kín lỗ rò
- Nếu tổn thương lớn: tùy thuộc thương tổn, tình trạng niệu quản mà thực hiện: cắt đoạn niệu quản, cắt niệu quản trồng lại niệu quản - bàng quang hoặc đưa niệu quản ra da.
*Về trực tràng
- Nếu lỗ rò nhỏ dưới 5mm có thể khâu kín ngay thì 1
- Nếu lỗ rò trung bình (5 - 10 mm)khâu lỗ rò và làm HMNT bảo vệ.
- Nếu lỗ rò lớn (trên 10 mm), tổ chức mủn… phải cắt đoạn trực tràng có lỗ rò.
...

Theo đó, tiến hành phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu quản sẽ bao gồm:

Bước 1. Tư thế: Sản khoa

Bước 2. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc mê nội khí quản

Bước 3. Kỹ thuật:

- Đường mổ: Đường trắng giữa dưới rốn

- Phẫu tích tìm niệu quản 2 bên, xác định chính xác rò từ niệu quản bên nào, thường rò 1 bên nhưng tránh bỏ sót rò cả 2 niệu quản vào trực tràng.

*Về tiết niệu

- Nếu tổn thương niệu quản nhỏ có thể đặt sonde JJ, sau đó khâu kín lỗ rò

- Nếu tổn thương lớn: tùy thuộc thương tổn, tình trạng niệu quản mà thực hiện: cắt đoạn niệu quản, cắt niệu quản trồng lại niệu quản - bàng quang hoặc đưa niệu quản ra da.

*Về trực tràng

- Nếu lỗ rò nhỏ dưới 5mm có thể khâu kín ngay thì 1

- Nếu lỗ rò trung bình (5 - 10 mm)khâu lỗ rò và làm HMNT bảo vệ.

- Nếu lỗ rò lớn (trên 10 mm), tổ chức mủn… phải cắt đoạn trực tràng có lỗ rò.

Như vậy, người thực hiện phẫu thuật phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước tiến hành như quy định trên để đảm bảo rằng người bệnh được an toàn.

Rò trực tràng

Rò trực tràng (Hình từ Internet)

Sau khi phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu quản thì phải theo dõi tai biến ra sao?

Căn cứ theo Mục VI Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật đóng rò trực tràng niệu quản ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

PHẪU THUẬT ĐÓNG RÒ TRỰC TRÀNG - NIỆU QUẢN
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Trong 24 giờ đầu: Theo dõi tình trạng toàn thân, tri giác, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. Truyền dịch, dùng kháng sinh, thuốc giảm đau,...theo chỉ định ghi trong bệnh án.
- Truyền dịch, dùng kháng sinh trong đó phải có 1 loại kháng sinh đường tiết niệu,... theo y lệnh trong hồ sơ.
- Theo dõi lưu thông ruột, khi có trung tiện cho ăn nhẹ cháo, sữa.
- Theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu. Có thể tiểu đỏ trong 1 - 2 ngày đầu.
- Lưu sonde tiểu ít nhất 7 ngày
- Theo dõi tình trạng ổ bụng, vết mổ, toàn thân, cho người bệnh vận động sớm. Phát hiện và xử trí các biến chứng do bệnh, do phẫu thuật, do cơ địa,...
2. Tai biến và xử trí:
- Chảy máu trong ổ bụng: Căn cứ vào toàn trạng người bệnh, xét nghiệm máu. Nếu xác định có chảy máu tiếp diễn cần mổ lại để cầm máu
- Bục đường khâu niệu quản: Biểu hiện rò nước tiểu qua dẫn lưu bụng, sonde tiểu ít.
Trường hợp này có thể theo dõi nếu như không có biểu hiện viêm phúc mạc
- Tắc ruột sớm sau mổ: Theo dõi tình trạng diễn biến, hút sonde dạ dày, bồi phụ nước điện giải. Nếu cần thiết phải mổ lại kiểm tra và giải quyết nguyên nhân.

Theo đó, việc theo dõi người bệnh sẽ thực hiện thông qua các yếu tố như:

- Trong 24 giờ đầu: Theo dõi tình trạng toàn thân, tri giác, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. Truyền dịch, dùng kháng sinh, thuốc giảm đau,...theo chỉ định ghi trong bệnh án.

- Truyền dịch, dùng kháng sinh trong đó phải có 1 loại kháng sinh đường tiết niệu,... theo y lệnh trong hồ sơ.

- Theo dõi lưu thông ruột, khi có trung tiện cho ăn nhẹ cháo, sữa.

- Theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu. Có thể tiểu đỏ trong 1 - 2 ngày đầu.

- Lưu sonde tiểu ít nhất 7 ngày

- Theo dõi tình trạng ổ bụng, vết mổ, toàn thân, cho người bệnh vận động sớm. Phát hiện và xử trí các biến chứng do bệnh, do phẫu thuật, do cơ địa,...

Bên cạnh đó sau khi thực hiện theo dõi nếu phát hiện tai biến ở người bệnh thì tiến hành xử lý ngay như sau:

- Chảy máu trong ổ bụng: Căn cứ vào toàn trạng người bệnh, xét nghiệm máu. Nếu xác định có chảy máu tiếp diễn cần mổ lại để cầm máu

- Bục đường khâu niệu quản: Biểu hiện rò nước tiểu qua dẫn lưu bụng, sonde tiểu ít.

Trường hợp này có thể theo dõi nếu như không có biểu hiện viêm phúc mạc

- Tắc ruột sớm sau mổ: Theo dõi tình trạng diễn biến, hút sonde dạ dày, bồi phụ nước điện giải. Nếu cần thiết phải mổ lại kiểm tra và giải quyết nguyên nhân.

Phẫu thuật Tiêu hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có cắt ruột thừa bằng phương pháp nội soi được hay không? Cần lưu ý những gì trước và sau khi cắt ruột thừa nội soi?
Pháp luật
Khâu vết thương thực quản là gì? Khâu vết thương thực quản sẽ được chỉ định cho người bệnh trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khâu vết thương thực quản có các bước tiến hành như thế nào? Khâu vết thương thực quản chống chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Dẫn lưu áp xe trung thất là gì? Dẫn lưu áp xe trung thất được chỉ định đối với người bệnh trong trường hợp nào?
Pháp luật
75 tuổi có được cắt tạo hình lại thực quản bằng dạ dày đường bụng không? Cắt tạo hình lại thực quản bằng dạ dày đường bụng sẽ có các bước tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực là gì? Tạo hình thực quản bằng dạ dày không mổ ngực chỉ định khi nào?
Pháp luật
Mở ngực thăm dò là gì? Có được thực hiện kỹ thuật mở ngực thăm dò khi người bệnh bị chấn thương tim hay không?
Pháp luật
Không thể thực hiện lấy dị vật thực quản đường bụng trong trường hợp nào? Ai là người thực hiện lấy dị vật và quy trình các bước kỹ thuật sẽ ra sao?
Pháp luật
Tạo hình thực quản bằng dạ dày không cắt thực quản là gì? Tạo hình sẽ chỉ định thực hiện với người bệnh khi nào?
Pháp luật
Lấy dị vật thực quản đường bụng sẽ được chỉ định trong trường hợp nào? Phần lớn các trường hợp dị vật thực quản được xử trí bằng cách nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phẫu thuật Tiêu hóa
900 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phẫu thuật Tiêu hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phẫu thuật Tiêu hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào