Phẫu thuật gỡ dính thần kinh theo quy định pháp luật là gì? Phẫu thuật gỡ dính thần kinh được chỉ định trong trường hợp nào?
Phẫu thuật gỡ dính thần kinh theo quy định pháp luật là gì?
Phẫu thuật gỡ dính thần kinh là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật gỡ dính thần kinh che phủ ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT GỠ DÍNH THẦN KINH
I. ĐẠI CƯƠNG
Xơ dính bao thần kinh là tình trạng hình thành các tổ chức xơ dính quanh bao các dây thần kinh ngoại biên, gây chèn ép, thiểu dưỡng, giảm chức năng vận động cơ của chi.
Nguyên nhân thường gặp do các di chứng tổn thương thần kinh muộn sau vết thương, chấn thương gây ra. Một nguyên nhân ít gặp hơn có thể do tai biến của xạ trị kéo dài, do bệnh lý như u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, do nhiễm độc, do chèn ép mạn tính trong hội chứng sườn - cổ, hội chứng ống cổ tay.
...
Theo đó, xơ dính bao thần kinh là tình trạng hình thành các tổ chức xơ dính quanh bao các dây thần kinh ngoại biên, gây chèn ép, thiểu dưỡng, giảm chức năng vận động cơ của chi.
Nguyên nhân thường gặp do các di chứng tổn thương thần kinh muộn sau vết thương, chấn thương gây ra. Một nguyên nhân ít gặp hơn có thể do tai biến của xạ trị kéo dài, do bệnh lý như u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, do nhiễm độc, do chèn ép mạn tính trong hội chứng sườn - cổ, hội chứng ống cổ tay.
Như vậy, phẫu thuật gỡ dính thần kinh được quy định như trên.
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Phẫu thuật gỡ dính thần kinh được chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Quy trình kỹ thuật phẫu thuật gỡ dính thần kinh che phủ ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT GỠ DÍNH THẦN KINH
...
II. CHỈ ĐỊNH
Di chứng của thương tổn thần kinh đã được xử trí thì đầu, nay được xử trí thì 2.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tại chi thể phẫu thuật.
- Người bệnh có các bệnh nội khoa, ngoại khoa không đáp ứng đủ điều kiện để gây mê, gây tê hay phẫu thuật.
- Người bệnh có cơ do vùng thần kinh chi phối xơ teo hoàn toàn, khớp chi thể đã mất chức năng.
...
Theo đó, phẫu thuật gỡ dính thần kinh được chỉ định đối với những trường hợp người bệnh có di chứng của thương tổn thần kinh đã được xử trí thì đầu, nay được xử trí thì 2.
Như vậy, nếu người bệnh có di chứng của thương tổn thần kinh đã được xử trí thì đầu, nay được xử trí thì 2 thì sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Phẫu thuật gỡ dính thần kinh thì người thực hiện sẽ là ai?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV Quy trình kỹ thuật phẫu thuật gỡ dính thần kinh che phủ ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Số người: 4 người gồm 1 Phẫu thuật viên chính, Phụ phẫu thuật 1, Phụ phẫu thuật 2 và 1 Dụng cụ viên.
- Trình độ: Phẫu thuật viên chính là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình và tạo hình hoặc Bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật thần kinh, có trình độ từ thạc sỹ trở lên.
2. Người bệnh:
- Được khám bệnh và đánh giá trước mổ.
- Người bệnh và người nhà được giải thích kỹ phương án phẫu thuật, các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật. Được ký cam kết đồng ý phẫu thuật.
- Đêm trước phẫu thuật, người bệnh được hướng dẫn nhịn ăn uống, vệ sinh cá nhân, thụt tháo, sát khuẩn nơi mổ, sử dụng thuốc an thần như Seduxen 5mg trước giờ ngủ. Đối với người bệnh già yếu, thể trạng suy kiệt, trẻ nhỏ, có thể đặt đường truyền tĩnh mạch 500ml dung dịch Glucose 5% trong thời gian chờ mổ.
- Người bệnh được test và sử dụng 1 lọ kháng sinh dự phòng ngay trước mổ.
3. Phương tiện:
- Dụng cụ: Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm cơ bản, bộ dụng cụ phẫu tích mạch máu và thần kinh.
- Máy móc: Dao điện, Máy hút.
...
Theo đó, ở bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật gỡ dính thần kinh thì sẽ có quy định về người thực hiện sẽ là 4 người gồm 1 Phẫu thuật viên chính, Phụ phẫu thuật 1, Phụ phẫu thuật 2 và 1 Dụng cụ viên.
- Trình độ: Phẫu thuật viên chính là Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình và tạo hình hoặc Bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật thần kinh, có trình độ từ thạc sỹ trở lên.
Tiếp đến thì người bệnh sẽ được:
- Được khám bệnh và đánh giá trước mổ.
- Người bệnh và người nhà được giải thích kỹ phương án phẫu thuật, các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật. Được ký cam kết đồng ý phẫu thuật.
- Đêm trước phẫu thuật, người bệnh được hướng dẫn nhịn ăn uống, vệ sinh cá nhân, thụt tháo, sát khuẩn nơi mổ, sử dụng thuốc an thần như Seduxen 5mg trước giờ ngủ. Đối với người bệnh già yếu, thể trạng suy kiệt, trẻ nhỏ, có thể đặt đường truyền tĩnh mạch 500ml dung dịch Glucose 5% trong thời gian chờ mổ.
- Người bệnh được test và sử dụng 1 lọ kháng sinh dự phòng ngay trước mổ.
Phương tiện bao gồm:
- Dụng cụ: Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm cơ bản, bộ dụng cụ phẫu tích mạch máu và thần kinh.
- Máy móc: Dao điện, Máy hút.
Như vậy, các bước trên thì trước khi phẫu thuật gỡ dính thần kinh thì người thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?