Phẫu thuật kết hợp xương chấn thương Lisfranc không được thực hiện khi nào? Sau khi phẫu thuật thì việc theo dõi và xử trí tai biến ra sao?
Phẫu thuật kết hợp xương chấn thương Lisfranc không được thực hiện khi nào?
Phẫu thuật kết hợp xương chấn thương Lisfranc là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật kết hợp xương chấn thương Lisfranc và bàn chân giữa ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT KHX CHẤN THƯƠNG LISFRANC VÀ BÀN CHÂN GIỮA
I. ĐẠI CƯƠNG
- Chấn thương Lisfranc là chấn thương diện khớp bàn ngón và khối xương bàn chân giữa.
- Chấn thương bàn chân giữa bao gồm các chấn thương của khối xương bàn chân giữa bao gồm gãy xương thuyền, xương hộp và 3 xương chêm.
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý toàn thân chống chỉ định phẫu thuật.
- Người bệnh già yếu không có khả năng đi lại.
Theo đó, các trường hợp người bệnh bị chống chỉ định như khi họ bị bệnh lý toàn thân chống chỉ định phẫu thuật hoặc người bệnh già yếu không có khả năng đi lại.
Như vậy, có thể thấy rằng nếu người bệnh thuộc một trong hai trường hợp chống chỉ định đã nêu trên thì khả năng cao không thể thực hiện được phẫu thuật kết hợp xương chấn thương Lisfranc.
Phẫu thuật (Hình từ Internet)
Sau khi phẫu thuật kết hợp xương chấn thương Lisfranc người bệnh được theo dõi và xử trí tai biến ra sao?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật kết hợp xương chấn thương Lisfranc và bàn chân giữa ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT KHX CHẤN THƯƠNG LISFRANC VÀ BÀN CHÂN GIỮA
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi
- 3 ngày đầu sau mổ: Dấu hiệu sinh tồn, vận động cảm giác chi thể, tình trạng vết thương
- Những ngày sau: Tình trạng nhiễm trùng, rối loạn dinh dưỡng
2. Xử trí tai biến
- Chảy máu vết mổ: Băng ép hoặc khâu tăng cường.
- Nhiễm trùng: Phân biệt NT nông hay sâu để xử trí.
- Rối loạn dinh dưỡng: Gác cao chân, chườm lạnh, thuốc chống phù nề.
Theo đó, sau khi phẫu thuật kết hợp xương chấn thương Lisfranc, người bệnh phải được tiếp tục theo dõi như sau:
- 3 ngày đầu sau mổ: Dấu hiệu sinh tồn, vận động cảm giác chi thể, tình trạng vết thương
- Những ngày sau: Tình trạng nhiễm trùng, rối loạn dinh dưỡng
Thông qua việc theo dõi đó thì có thể phát hiện ra những biến chứng để có hướng xử lý kịp thời như sau:
- Chảy máu vết mổ: Băng ép hoặc khâu tăng cường.
- Nhiễm trùng: Phân biệt NT nông hay sâu để xử trí.
- Rối loạn dinh dưỡng: Gác cao chân, chườm lạnh, thuốc chống phù nề.
Như vậy, phải theo dõi người bệnh sau khi phẫu thuật và nếu có xảy ra tai biến thì xử lý theo quy định trên.
Trong phẫu thuật thì người thực hiện là ai và tư thế người bệnh sẽ đặt như thế nào?
Căn cứ theo Mục IV và Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật kết hợp xương chấn thương Lisfranc ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT KHX CHẤN THƯƠNG LISFRANC VÀ BÀN CHÂN GIỮA
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án hành chính đầy đủ.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ chuyên ngành phẫu thuật chi dưới.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngữa, duỗi cẳng chân.
2. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc mê khí quản.
3. Kỹ thuật:
- Garo hơi hoặc garo chun gốc chi.
- Tùy theo xương gãy mà đi đường mổ phía bên trong hoặc bên ngoài.
- Bộc lộ vị trí gãy xương, trật khớp.
- Đặt lại xương khớp theo tư thế giải phẫu.
- Cố định diện gãy sử dụng vis tự do hoặc K.wire.
- Làm sạch.
- Đóng da.
- Bột cẳng bàn chân.
- Tháo garo.
Theo đó, khi thực hiện phẫu thuật kết hợp xương chấn thương Lisfranc, chuẩn bị trước khi phẫu thuật như sau:
- Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
- Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án hành chính đầy đủ.
- Phương tiện: Bộ dụng cụ chuyên ngành phẫu thuật chi dưới.
- Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
Sau khi thực hiện đầy đủ bước chuẩn bị sẽ đến bước tiến hành kỹ thuật như sau:
Bước 1. Về tư thế phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình cho người bệnh nằm ngữa, duỗi cẳng chân.
Bước 2. Về phương pháp vô cảm phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình tiến hành tê tủy sống hoặc mê khí quản.
Bước 3. Về kỹ thuật phẫu thuật
- Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình. tiến hành garo hơi hoặc garo chun gốc chi.
- Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình tùy theo xương gãy mà đi đường mổ phía bên trong hoặc bên ngoài.
- Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình bộc lộ vị trí gãy xương, trật khớp.
- Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình đặt lại xương khớp theo tư thế giải phẫu.
- Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình cố định diện gãy sử dụng vis tự do hoặc K.wire.
- Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình làm sạch.
- Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình đóng da.
- Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình bột cẳng bàn chân.
- Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình tháo garo.
Theo quy định trên thì người thực hiện sẽ là phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và tư thể của người bệnh sẽ được cho nằm ngửa và duỗi cẳng chân.
Như vậy, trong phẫu thuật thì người thực hiện và tư thể của người bệnh theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?