Phẫu thuật kết hợp xương gãy Pilon sẽ chống chỉ định trong trường hợp nào? Phẫu thuật xong thì người bệnh phải được theo dõi ra sao?
Phẫu thuật kết hợp xương gãy Pilon sẽ chống chỉ định trong trường hợp nào?
Phẫu thuật kết hợp xương gãy Pilon là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật kết hợp xương gãy Pilon ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT KHX GÃY PILON
I. ĐẠI CƯƠNG
- Gẫy đầu xa hai xương cẳng chân (Pilon) là loại gẫy ở một phần ba dưới hai xương cẳng chân mà đường gãy đi vào diện khớp cổ chân.
- Là loại gãy ít gặp, khó khăn trong phẫu thuật do tổn thương đến diện khớp chày-sên, sên gót, hệ thống dây chằng vùng cổ chân.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương tại diện khớp di lệch.
- Diện gãy di lệch trục trong ngoài > 100.
- Điều trị bảo tồn thất bại.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Tổn thương phần mềm chưa ổn định.
...
Như vậy, theo quy định trên thì phẫu thuật kết hợp xương gãy Pilon sẽ chống chỉ định với người bệnh bị tổn thương phần mềm chưa ổn định.
Phẫu thuật kết hợp xương gãy Pilon (Hình từ Internet)
Phẫu thuật kết hợp xương gãy Pilon xong thì người bệnh phải được theo dõi ra sao?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật kết hợp xương gãy Pilon ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT KHX GÃY PILON
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- 3 ngày đầu sau mổ: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tình trạng băng vết thương, dẫn lưu.
- Những ngày sau: tình trạng chảy máu, nhiễm trùng, rối loạn dinh dưỡng.
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu vết mổ: băng ép hoặc khâu tăng cường tại vị trí vết mổ.
- Rối loạn dinh dưỡng: gác cao chân, chườm lạnh, thuốc chống phù nề, tăng cường dinh dưỡng toàn thân.
- Nhiễm trùng: thay băng hàng ngày, nuôi cấy dịch vết mổ, có thể cần thiết thay kháng sinh theo kháng sinh đồ.
Theo đó, có thể thấy rằng quy định trên đã nêu ra rằng phẫu thuật kết hợp xương gãy Pilon sẽ vẫn phải theo dõi các yếu tố sau của người bệnh:
- 3 ngày đầu sau mổ: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tình trạng băng vết thương, dẫn lưu.
- Những ngày sau: tình trạng chảy máu, nhiễm trùng, rối loạn dinh dưỡng.
Đồng thời, nếu có tai biến xảy ra thì xử lý ngay như sau:
- Chảy máu vết mổ: băng ép hoặc khâu tăng cường tại vị trí vết mổ.
- Rối loạn dinh dưỡng: gác cao chân, chườm lạnh, thuốc chống phù nề, tăng cường dinh dưỡng toàn thân.
- Nhiễm trùng: thay băng hàng ngày, nuôi cấy dịch vết mổ, có thể cần thiết thay kháng sinh theo kháng sinh đồ.
Phẫu thuật kết hợp xương gãy Pilon có tiến hành gây mê người bệnh không?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật kết hợp xương gãy Pilon ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT KHX GÃY PILON
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính,
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ KHX cẳng chân, C-arm ( nếu có).
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm: Tê tủy sống hoặc mê khí quản.
3. Kỹ thuật (KHX nẹp vis/C-arm):
- Garo gốc chi bằng garo hơi hoặc garo chun.
- Cố định xương mác
+ Rạch da đường bên ngoài.
+ Đặt lại diện gãy xương mác, đảm bảo giữ độ dài và thằng trục.
- Cố định xương chày
+ Rạch da đường trước trong.
+ Tái tạo lại mặt khớp xương chày
+ Sử dụng C-arm kiểm tra diện gãy tốt nhất.
+ Nẹp vis cố định vững diện gãy.
+ Có thể ghép xương vào chỗ khuyết ở hành xương để hỗ trợ cho diện khớp.
- Làm sạch diện khớp và diện gãy.
- Dẫn lưu.
- Đóng da 2 lớp.
- Tháo garo.
...
Như vậy, có thể thấy rằng trong phẫu thuật kết hợp xương gãy Pilon này sẽ tiến hành gây tê tủy sống hoặc mê khí quản tùy theo tình trạng cũng như là việc xem xét của người phẫu thuật viên.
Ngoài ra, ở các bước tiến hành kỹ thuật các bước tiến hành phẫu thuật kết hợp xương gãy Pilon sẽ được thực hiện như sau:
Người bệnh sẽ nằm ở tư thế năm ngửa
Kỹ thuật (KHX nẹp vis/C-arm):
- Garo gốc chi bằng garo hơi hoặc garo chun.
- Cố định xương mác
+ Rạch da đường bên ngoài.
+ Đặt lại diện gãy xương mác, đảm bảo giữ độ dài và thằng trục.
- Cố định xương chày
+ Rạch da đường trước trong.
+ Tái tạo lại mặt khớp xương chày
+ Sử dụng C-arm kiểm tra diện gãy tốt nhất.
+ Nẹp vis cố định vững diện gãy.
+ Có thể ghép xương vào chỗ khuyết ở hành xương để hỗ trợ cho diện khớp.
- Làm sạch diện khớp và diện gãy.
- Dẫn lưu.
- Đóng da 2 lớp.
- Tháo garo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?