Phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân bị chảy máu thì phải xử lý như thế nào? Gãy không di lệch ở trẻ em có được phẫu thuật không?
- Phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân bị chảy máu thì phải xử lý như thế nào?
- Gãy không di lệch ở trẻ em có được phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân hay không?
- Ở bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân thì người thực hiện sẽ là ai?
Phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân bị chảy máu thì phải xử lý như thế nào?
Phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục VI Quy trình kỹ thuật điều trị phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY THÂN HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Theo dõi:Theo dõi các biến chứng sau mổ: chảy máu sau mổ, tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh…
- Xử lý:
Chảy máu sau mổ:
+ Chảy máu động mạch thường do vết thương bên động mạch, cần mở lại cầm máu.
+ Chảy máu tĩnh mạch có thể băng ép cầm máu từ ngọn chi đến gốc chi, nếu không hiệu quả cần mở lại cầm máu.
+ Phục hồi lại lưu thông mạch máu nếu tổn thương mạch gây thiếu máu chi.
Các tổn thương thần kinh: thường do garo hoặc kéo vén thô bạo trong quá trình phẫu tích cần được theo dõi sát sau mổ.
...
Theo đó, quy định về xử lý khi chảy máu sau mổ như sau:
- Xử lý:
Chảy máu sau mổ:
+ Chảy máu động mạch thường do vết thương bên động mạch, cần mở lại cầm máu.
+ Chảy máu tĩnh mạch có thể băng ép cầm máu từ ngọn chi đến gốc chi, nếu không hiệu quả cần mở lại cầm máu.
+ Phục hồi lại lưu thông mạch máu nếu tổn thương mạch gây thiếu máu chi.
Các tổn thương thần kinh: thường do garo hoặc kéo vén thô bạo trong quá trình phẫu tích cần được theo dõi sát sau mổ.
Như vậy, sau khi phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân mà bị chảy máu thì phải thực hiện ngay
+ Chảy máu động mạch thường do vết thương bên động mạch, cần mở lại cầm máu.
+ Chảy máu tĩnh mạch có thể băng ép cầm máu từ ngọn chi đến gốc chi, nếu không hiệu quả cần mở lại cầm máu.
+ Phục hồi lại lưu thông mạch máu nếu tổn thương mạch gây thiếu máu chi.
Phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân
Gãy không di lệch ở trẻ em có được phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân hay không?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật điều trị phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY THÂN HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Gãy thân hai xương cẳng chân ở người lớn.
- Gãy thân hai xương cẳng chân ở trẻ em di lệch.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Gãy xương hở độ 3 theo phân độ gãy xương hở Gustilo.
- Gãy xương hở đến muộn.
- Gãy không di lệch ở trẻ em.
...
Như vậy, gãy không di lệch ở trẻ em sẽ không được thực hiện phẫu thuật.
Ở bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân thì người thực hiện sẽ là ai?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật điều trị phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY THÂN HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.
2. Người bệnh:
- Chuẩn bị vệ sinh thân thể trước mổ.
- Vệ sinh vùng mổ, cạo lông chân nếu có nhiều lông.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ kết hợp xương cẳng chân.
- Nẹp vít, vít AO.
- Đinh nội tủy cẳng chân: Đinh Kuntcher, đinh SIGN, đinh rush (cho trẻ em).
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng.
2. Vô cảm: Gây tê tủy sống, tê ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân.
3. Kỹ thuật:
- Dồn máu, garo gốc chi.
- Rạch da đường trước ngoài, cách mào chày khoảng 1-1,5 cm.
- Bóc tách phần mềm để bộc lộ hai đầu xương gãy.
- Đặt lại xương theo giải phẫu.
- Kết hợp xương bằng nẹp vít hoặc đinh nội tủy.
+ KHX nẹp vít theo nguyên tắc của A.O.
+ Kết hợp xương bằng đinh nội tủy có thể nắn chỉnh kín dưới màn tăng sáng hoặc mở ổ gãy.
3.1. Dùng đinh sign, đinh Kuntcher, đinh gamma:
- Rạch da chính giữa gân bánh chè, tách gân bánh chè sang hai bên.
- Tạo đường vào ống tủy xương chày ngay sau gân bánh chè, trước lớp mỡ Hoffa của khớp gối.
- Doa ống tủy đến kích thước phù hợp.
- Chọn đinh phù hợp với xương của người bệnh.
- Kết hợp xương đinh nội tủy có chốt (đinh sign, gamma) hoặc không chốt (đinh Kuntcher)
3.2. Dùng đinh Rush, đinh nội tủy đàn hồi (Metaizeau).
+ Đường vào của đinh nằm ở phần hành xương ở đầu trên xương chày. Có thể tạo 1 hoặc 2 đường vào ở hai bên của hành xương chày.
+ Kết hợp xương bằng một hoặc nhiều đinh khác nhau.
- Kiểm tra diện lại diện gãy sau kết hợp xương.
- Cầm máu kỹ trước khi đóng phần mềm.
- Đặt ống dẫn lưu nếu cần.
- Khâu phục hồi phần mềm theo giải phẫu.
...
Như vậy, có thể thấy rằng ở bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật kết hợp xương gãy thân hai xương cẳng chân thì người thực hiện sẽ là phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?