Phẫu thuật khâu vết rách giác mạc do bác sĩ hay phẫu thuật viên thực hiện? Kỹ thuật khâu giác mạc thực hiện như thế nào?
Phẫu thuật khâu vết rách giác mạc do bác sĩ hay phẫu thuật viên thực hiện?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật khâu vết rách giác củng mạc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT KHÂU VẾT RÁCH GIÁC MẠC CỦNG MẠC
I. ĐẠI CƯƠNG
Khâu vết thương giác củng mạc là bước cấp cứu ban đầu quan trọng nhằm đóng kín vết thương, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Xử trí tốt vết thương giác củng mạc tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xử trí tiếp theo đồng thời có thể hạn chế được các biến chứng cho mắt chấn thương cũng như mắt lành.
II. CHỈ ĐỊNH
Chấn thương rách giác mạc, củng mạc hoặc giác củng mạc, hai mép vết thương không kín.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối. Chống chỉ định tương đối trong các trường hợp:
- Mắt mất chức năng hoàn toàn, vỡ nhãn cầu trầm trọng, khâu bảo tồn rất khó khăn, nguy cơ nhiễm trùng, nhãn viêm giao cảm cao.
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Máy hiển vi phẫu thuật.
- Bộ dụng cụ vi phẫu thuật.
- Chỉ liền kim nilon 10-0 đối với vết thương giác mạc, nilon 9-0 và vicryl 7/0 đối với vết thương củng mạc.
Phẫu thuật khâu vết rách giác củng mạc là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Khâu vết thương giác củng mạc là bước cấp cứu ban đầu quan trọng nhằm đóng kín vết thương, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Xử trí tốt vết thương giác củng mạc tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xử trí tiếp theo đồng thời có thể hạn chế được các biến chứng cho mắt chấn thương cũng như mắt lành.
Phẫu thuật khâu vết rách giác mạc được chỉ định cho người bệnh chấn thương rách giác mạc, hai mép vết thương không kín.
Người thực hiện phẫu thuật khâu vết rách giác mạc là bác sĩ chuyên khoa Mắt.
Phẫu thuật khâu vết rách giác mạc do bác sĩ hay phẫu thuật viên thực hiện? (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành phẫu thuật khâu vết rách giác mạc? Kỹ thuật khâu giác mạc thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật khâu vết rách giác củng mạc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT KHÂU VẾT RÁCH GIÁC MẠC CỦNG MẠC
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Gây tê tại chỗ
- Gây mê đối với trẻ em hoặc người không có khả năng phối hợp để phẫu thuật hoặc các trường hợp vỡ nhãn cầu nặng để tránh phòi kẹt thêm các tổ chức nội nhãn.
3.2. Kỹ thuật
3.2.1. Nguyên tắc chung
- Làm sạch mép vết thương.
- Xử trí các tổ chức phòi kẹt.
- Đặt lại tổ chức theo đúng bình diện giải phẫu.
- Khâu kín vết thương.
3.2.2. Kỹ thuật khâu
- Cố định 2 mi bằng đặt chỉ 2 bờ mi hoặc dùng vành mi tự động để bộc lộ nhãn cầu.
- Làm sạch mép vết thương: gắp bỏ sạch các chất xuất tiết, dị vật bẩn bám mép vết thương.
- Tách dính mống mắt: dùng spatul tách dính giữa mống mắt và bờ vết thương, đặc biệt là bờ sau.
- Vết thương củng mạc cần phẫu tích kết mạc, tenon che phủ vết thương:
+ Bóc tách kết mạc (cả tenon và tổ chức thượng củng mạc) từ trước ra sau, vừa bóc tách vừa bộc lộ vết thương.
+ Bóc tách kết mạc tới đâu, khâu vết thương tới đó để hạn chế phòi kẹt thêm tổ chức nội nhãn.
- Xử trí các tổ chức phòi kẹt: cắt lọc hết sức hạn chế
+ Mống mắt
• Người bệnh đến sớm, mống mắt sạch chưa bị hoại tử, có thể đẩy lại mống mắt vào trong tiền phòng.
• Người bệnh đến muộn mống mắt đã bị hoại tử, cần cắt bỏ.
+ Thể mi: cần hết sức bảo tồn. Chỉ cắt bỏ thể mi hết sức tiết kiệm khi thể mi bị hoại tử, hóa mủ.
+ Thủy tinh thể đục vỡ: lấy phần thủy tinh thể kẹt dính vào mép rách giác mạc. Phần thủy tinh thể còn lại sẽ được xử trí thì 2.
+ Dịch kính: cắt bỏ phần dịch kính phòi kẹt ra ngoài mép rách giác mạc. Hạn chế tối đa làm thoát thêm dịch kính.
+ Võng mạc kẹt nên được bảo tồn tối đa và đẩy qua mép vết thương vào trong nội nhãn.
- Khâu giác mạc:
+ Vết rách giác mạc vùng rìa khâu bằng chỉ nilon 9-10, vết rách giác mạc trung tâm khâu bằng chỉ nilon 10-0.
+ Khâu mũi rời hoặc khâu vắt.
+ Các mũi khâu đi qua 3/4 chiều dày giác mạc, càng sâu càng tốt. Khoảng cách giữa 2 bờ mép rách đều nhau (trừ trường hợp vết rách đi chéo).
+ Thứ tự của các mũi khâu:
• Vết thương đi qua rìa, mũi khâu đầu tiên sẽ được đặt tại vị trí rìa củng giác mạc. Các mũi tiếp theo sẽ lần lượt theo thứ tự là giác mạc rồi củng mạc.
• Vết thương góc cạnh, mũi chỉ đầu tiên phải được đặt tại vị trí gập góc. Các mũi tiếp theo sẽ đi theo thứ tự từ đỉnh góc ra ngoài.
• Vết thương đi qua trung tâm, cố gắng không đặt các mũi chỉ đi qua trục thị giác.
+ Khi mép vết thương phù ít, khâu cách 2 bên mép khoảng 1mm. Khi vết thương phù nhiều, các mũi khâu cách mép xa hơn.
+ Tái tạo tiền phòng bằng hơi hoặc dung dịch ringer lactat. Sau khi được tái tạo, toàn bộ tiền phòng là bóng khí hoặc dung dịch ringer lactat, không bị kẹt dính giữa mống mắt, chất thủy tinh thể đục vỡ hoặc dịch kính với giác mạc rách.
...
Theo đó, các bước tiến hành phẫu thuật khâu vết rách giác mạc như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật
- Gây tê tại chỗ
- Gây mê đối với trẻ em hoặc người không có khả năng phối hợp để phẫu thuật hoặc các trường hợp vỡ nhãn cầu nặng để tránh phòi kẹt thêm các tổ chức nội nhãn.
- Kỹ thuật khâu vết rách giác mạc được quy định cụ thể trên.
Việc theo dõi và điều trị hậu phẫu khâu vết rách giác mạc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật khâu vết rách giác củng mạc Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT KHÂU VẾT RÁCH GIÁC MẠC CỦNG MẠC
...
VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ HẬU PHẪU
- Hậu phẫu cần theo dõi các dấu hiệu sau đây:
+ Mép vết thương: có phù nề không? Có kín không? Có kẹt hay dính các tổ chức nội nhãn vào mép khâu giác mạc không?
+ Tiền phòng: sâu, nông hay xẹp tiền phòng? Tiền phòng xẹp có thể do hở mép phẫu thuật hoặc do thủy tinh thể đục căng phồng hay lệch thủy tinh thể ra trước.
+ Các dấu hiệu của xuất huyết nội nhãn.
+ Các dấu hiệu của viêm màng bồ đào và nhiễm trùng.
+ Hiện tượng tăng sinh dịch kính võng mạc và bong võng mạc.
- Điều trị hậu phẫu (xem thêm ở phần hướng dẫn điều trị).
+ Kháng sinh chống nhiễm trùng: kháng sinh liều cao, phổ rộng. Tra mắt, tiêm cạnh nhãn cầu, tiêm dưới kết mạc, uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Nếu có viêm nội nhãn, có thể tiêm kháng sinh nội nhãn.
+ Chống viêm bằng các thuốc kháng viêm nhóm steroid và non - steroid. Đường dùng: tra mắt, tiêm dưới kết mạc, tiêm cạnh nhãn cầu, uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
+ Dãn đồng tử chống dính.
+ Tăng cường dinh dưỡng giác mạc và nâng cao thể trạng.
+ Điều trị tiêu máu nếu có xuất huyết nội nhãn.
Việc theo dõi và điều trị hậu phẫu khâu vết rách giác mạc thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?