Phẫu thuật mở ngực nhỏ tạo dính màng phổi là gì? Phẫu thuật mở ngực nhỏ thì người thực hiện sẽ là ai?
Phẫu thuật mở ngực nhỏ tạo dính màng phổi là gì?
Phẫu thuật mở ngực nhỏ tạo dính màng phổi là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật mở ngực nhỏ tạo dính màng phổi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT MỞ NGỰC NHỎ TẠO DÍNH MÀNG PHỔI
I. ĐẠI CƯƠNG
- Tạo dính khoang màng phổi là phương pháp làm dính lá thành với lá tạng khoang màng phổi để tránh sự tích tụ dịch hoặc khí trong khoang màng phổi.
- Có nhiều hình thức tạo dính khoang màng phổi qua dẫn lưu màng phổi, phẫu thuật nội soi lồng ngực và mở ngực nhỏ.
- Phẫu thuật mở ngực nhỏ là phẫu thuật xâm nhập tối thiểu với đường rạch da nhỏ (thường dưới 8cm).
Theo đó, phẫu thuật mở ngực nhỏ tạo dính màng phổi sẽ được hiểu là phương pháp làm dính lá thành với lá tạng khoang màng phổi để tránh sự tích tụ dịch hoặc khí trong khoang màng phổi.
Có nhiều hình thức tạo dính khoang màng phổi qua dẫn lưu màng phổi, phẫu thuật nội soi lồng ngực và mở ngực nhỏ.
Phẫu thuật mở ngực nhỏ là phẫu thuật xâm nhập tối thiểu với đường rạch da nhỏ (thường dưới 8cm).
Như vậy, phẫu thuật mở ngực nhỏ tạo dính màng phổi được hiểu theo quy định trên.
Phẫu thuật (hình từ internet)
Phẫu thuật mở ngực nhỏ sẽ được chỉ định với người bệnh nào?
Căn cứ theo Mục II Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật mở ngực nhỏ tạo dính màng phổi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT MỞ NGỰC NHỎ TẠO DÍNH MÀNG PHỔI
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân ác tính, lượng dịch tái phát nhanh (>500ml/ 24giờ).
- Tràn dịch màng phổi dịch thấm tái phát nhanh và thất bại với các phương pháp điều trị khác.
- Tràn khí màng phổi tái phát nhiều lần, ở người bệnh xơ phổi, nhiều kén khí rải rác khắp phổi mà điều trị ngoại khoa không triệt để được.
...
Theo đó, phẫu thuật mở ngực nhỏ sẽ được chỉ định khi người bệnh thuộc các trường hợp sau:
- Tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân ác tính, lượng dịch tái phát nhanh (>500ml/ 24giờ).
- Tràn dịch màng phổi dịch thấm tái phát nhanh và thất bại với các phương pháp điều trị khác.
- Tràn khí màng phổi tái phát nhiều lần, ở người bệnh xơ phổi, nhiều kén khí rải rác khắp phổi mà điều trị ngoại khoa không triệt để được.
Như vậy, khi người bệnh thuộc các trường hợp chỉ định này thì tùy theo tình trạng bệnh cần xem xét thực hiện ngay lập tức hay không. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Phẫu thuật mở ngực nhỏ thì người thực hiện sẽ là ai?
Căn cứ theo Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật mở ngực nhỏ tạo dính màng phổi ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT MỞ NGỰC NHỎ TẠO DÍNH MÀNG PHỔI
...
IV.CHUẨN BỊ
1 Người thực hiện: gồm 2 kíp
- Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa, 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài chuyên khoa.
- Kíp gây mê chuyên khoa: bác sĩ gây mê và 1-2 trợ thủ.
2. Người bệnh:
Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ ngực (nhất là khâu vệ sinh, kháng sinh dự phòng). Khám gây mê hồi sức. Giải thích người bệnh và gia đình theo quy định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.
3. Phương tiện:
- Dụng cụ phẫu thuật:
+ Bộ dụng cụ mở và đóng ngực (banh sườn loại nhỏ, chỉ xiết sườn ...)
+ Bộ dụng cụ đại phẫu cho phẫu thuật lồng ngực thông thường (chuẩn bị).
+ Hỗn hợp dung dịch bột Talc (5-10gr bột talc + 100ml Natricloride 0,9% + 10ml Xylocain 2%) hoặc hỗn hợp dụng dịch Betadin (20ml Povidine 10% + 80ml Natricloride 0,9% + 10ml Xylocain 2%)
- Phương tiện gây mê:
+ Bộ dụng cụ phục vụ gây mê mổ ngực. Các thuốc gây mê và hồi sức tim mạch. Ống nội khí quản hai nòng (Carlens)…
4. Hồ sơ bệnh án:
Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung. Đầy đủ thủ tục pháp lý (biên bản hội chẩn, đóng dấu …).
Theo đó, phẫu thuật mở ngực nhỏ thì người thực hiện sẽ bao gồm:
Bước 1 Người thực hiện: gồm 2 kíp
- Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa, 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài chuyên khoa.
- Kíp gây mê chuyên khoa: bác sĩ gây mê và 1-2 trợ thủ.
Bước 2. Người bệnh:
Chuẩn bị mổ theo quy trình mổ ngực (nhất là khâu vệ sinh, kháng sinh dự phòng). Khám gây mê hồi sức. Giải thích người bệnh và gia đình theo quy định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.
Bước 3. Phương tiện:
- Dụng cụ phẫu thuật:
+ Bộ dụng cụ mở và đóng ngực (banh sườn loại nhỏ, chỉ xiết sườn ...)
+ Bộ dụng cụ đại phẫu cho phẫu thuật lồng ngực thông thường (chuẩn bị).
+ Hỗn hợp dung dịch bột Talc (5-10gr bột talc + 100ml Natricloride 0,9% + 10ml Xylocain 2%) hoặc hỗn hợp dụng dịch Betadin (20ml Povidine 10% + 80ml Natricloride 0,9% + 10ml Xylocain 2%)
- Phương tiện gây mê:
+ Bộ dụng cụ phục vụ gây mê mổ ngực. Các thuốc gây mê và hồi sức tim mạch. Ống nội khí quản hai nòng (Carlens)…
Bước 4. Hồ sơ bệnh án:
Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo quy định chung. Đầy đủ thủ tục pháp lý (biên bản hội chẩn, đóng dấu …).
Như vậy, có thể thấy rằng trong bước chuẩn bị này có quy định về người thực hiện phẫu thuật sẽ bao gồm:
Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa, 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài chuyên khoa.
Kíp gây mê chuyên khoa: bác sĩ gây mê và 1-2 trợ thủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?