Phẫu thuật nhiễm trùng bàn tay được chỉ định thực hiện khi nào? Sau khi phẫu thuật nhiễm trùng bàn tay thì phải theo dõi người bệnh ra sao?
Phẫu thuật nhiễm trùng bàn tay được chỉ định thực hiện khi nào?
Phẫu thuật nhiễm trùng bàn tay là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật nhiễm trùng bàn tay ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT NHIỄM TRÙNG BÀN TAY
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Viêm tấy bàn tay đã hóa mủ.
...
Như vậy, theo quy định trên thì nếu người bệnh thuộc trường hợp chỉ định trên thì có thể thực hiện phẫu thuật.
Phẫu thuật nhiễm trùng bàn tay (Hình từ Internet)
Sau khi phẫu thuật nhiễm trùng bàn tay thì phải theo dõi người bệnh ra sao?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật nhiễm trùng bàn tay ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT NHIỄM TRÙNG BÀN TAY
...
V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Theo dõi toàn trạng và các dấu hiệu sinh tồn, tình trạng tại chỗ vết mổ.
- Kháng sinh liều cao phổ rộng khi chưa có kháng sinh đồ.
- Khâu da thì 2 khi hết tình trạng nhiễm trùng.
2. Xử trí tai biến:
- Nhiễm trùng nông: Thay băng hàng ngày, lặn dịch vết mổ.
- Nhiễm trùng sâu: Thay băng hàng ngày, tách chỉ vết mổ, nuôi cấy dịch vi khuẩn, thay kháng sinh khi có kháng sinh đồ.
- Hoại tử da và tổ chức phần mềm: Cắt lọc tổ chức hoại tử.
- Nhiễm khuẩn huyết: Xét cắt cụt khi không còn khả năng bảo tồn chi thể.
Theo đó, có thể thấy rằng sau khi phẫu thuật xong thì cần phải theo dõi người bệnh tiếp tục theo các yêu tố như:
- Theo dõi toàn trạng và các dấu hiệu sinh tồn, tình trạng tại chỗ vết mổ.
- Kháng sinh liều cao phổ rộng khi chưa có kháng sinh đồ.
- Khâu da thì 2 khi hết tình trạng nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, nếu người bệnh có phát sinh biến chứng gì thì người thực hiện sẽ phải xử lý ngay như sau:
- Nhiễm trùng nông: Thay băng hàng ngày, lặn dịch vết mổ.
- Nhiễm trùng sâu: Thay băng hàng ngày, tách chỉ vết mổ, nuôi cấy dịch vi khuẩn, thay kháng sinh khi có kháng sinh đồ.
- Hoại tử da và tổ chức phần mềm: Cắt lọc tổ chức hoại tử.
- Nhiễm khuẩn huyết: Xét cắt cụt khi không còn khả năng bảo tồn chi thể.
Như vậy, sau khi phẫu thuật nhiễm trùng bàn tay thì người bệnh phải được tiếp tục theo dõi.
Các bước tiến hành phẫu thuật nhiễm trùng bàn tay thì có gây tê người bệnh không?
Căn cứ theo Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật nhiễm trùng bàn tay ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
PHẪU THUẬT NHIỄM TRÙNG BÀN TAY
...
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngữa, tùy vào tổn thương để bàn tay sấp hay ngửa.
2. Vô cảm: Tê tại chỗ, tê đám rối hoặc mê khí quản
3. Kỹ thuật:
- Sát trùng rộng rãi.
- Ga rô gốc chi, không dồn máu.
- Chín mé: Rạch hai bên ngón, mở hết các khoang, cắt hết các vách xơ, cắt lọc tổ chức hoại tử và làm sạch, dẫn lưu bằng gạc, để da hở.
- Viêm mủ quanh móng: Rạch tháo mủ, cắt bỏ tổ chức phần mềm phủ lên gốc móng, có thể cắt một phần móng để dẫn lưu mủ.
- Viêm tấy sâu kẽ ngón: Rạch dọc hai đường phía trước và phía sau thông nhau để dẫn lưu mủ.
- Áp xe khoang giữa bàn tay: Rạch da theo nếp gấp của gan tay, dẫn lưu mủ theo khoang.
- Viêm khoang mô cái: Rạch tháo mủ bằng hai đường thông nhau, một ở gan tay và một ở mu tay.
- Viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp ngón 2, 3, 4: Rạch tháo mủ theo trục của ngón, đường rạch hơi lệch ra sau để tránh mạch máu và thần kinh, rạch theo đường thẳng hay đường zich- zắc, đường rạch các ngón 2, 3, 4 ở phía bờ trụ, đường rạch ngón 1, 5 ở phía bờ quay. Đường rạch da là đường rạch liên tục, đường rạch bao hoạt dịch là đường rạch gián đoạn, để lại các dây chằng vòng, cắt lọc bao gân và bao hoạt dịch bị viêm, để da hở.
- Viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp ngón 1 và bao hoạt dịch quay: Rạch mở bao gân ở cổ tay và nếp ô mô cái.
- Viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp ngón 5 và bao hoạt dịch trụ: Rạch mở bao gân ở cổ tay và nếp ô mô út, phía bờ quay.
- Cầm máu kỹ, để da hở để dẫn lưu mủ.
- Bất động nẹp bột sau phẫu thuật
Theo đó, ở bước tiến hành kỹ thuật thì người bệnh sẽ được thực hiện phương pháp vô cảm đó là gây tê tại chỗ, tê đám rối hoặc mê khí quản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?