Phẫu thuật sửa mỏm cụt chi là gì theo quy định hiện nay? Được chỉ định đối với trường hợp người bệnh như thế nào?
Phẫu thuật sửa mỏm cụt chi là gì?
Phẫu thuật sửa mỏm cụt chi là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật sửa mỏm cụt chi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT SỬA MỎM CỤT CHI
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật tạo hình, sửa chữa mỏm cụt trong các trường hợp mỏm cụt bị viêm rò, nhiễm khuẩn, không liền.
...
Như vậy, có thể thấy rằng việc phẫu thuật sửa mỏm cụt chi sẽ được thực hiện khi mỏm cụt bị viêm rò, nhiễm khuẩn, không liền. Và đây cũng là một dạng của phẫu thuật tạo hình, sửa chữa mỏm cụt theo quy định.
Phẫu thuật sửa mỏm cụt chi được chỉ định đối với trường hợp người bệnh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Quy trình kỹ thuật phẫu thuật sửa mỏm cụt chi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT SỬA MỎM CỤT CHI
...
II. CHỈ ĐỊNH
Chỉ định cho mọi trường hợp mỏm cụt bị nhiễm khuẩn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều trị nội có tiến triển tốt
- Có các bệnh toàn thân nặng chưa điều trị ổn định: đái tháo đường, cao huyết áp...
IV. CHUẨN BỊ
- Người thực hiện: phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo.
- Phương tiện: bộ dụng cụ phẫu thuật thông thường.
- Người bệnh: vệ sinh sạch sẽ. Nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật.
- Hồ sơ bệnh án: theo qui định
...
Theo đó, phẫu thuật sửa mỏm cụt chi sẽ được chỉ định cho mọi trường hợp mỏm cụt bị nhiễm khuẩn.
Như vậy, theo quy định trên thì việc phẫu thuật sửa mỏm cụt chi sẽ được chỉ định trong mọi trường hợp mỏm cụt bị nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, còn có một số trường hợp mà một số người bệnh sửa mỏm cụt chi không được phép phẫu thuật là:
- Điều trị nội có tiến triển tốt
- Có các bệnh toàn thân nặng chưa điều trị ổn định: đái tháo đường, cao huyết áp...
Như vậy, một lần nữa người bệnh cũng cần lưu ý nếu thuộc các trường hợp chống chỉ định thì sẽ không được thực hiện phẫu thuật.
Sau đó người thực hiện sẽ được chỉ định là phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo.
Sử dụng phương tiện phẫu thuật là: bộ dụng cụ phẫu thuật thông thường.
Lúc này người bệnh thực hiện phẫu thuật sửa mỏm cụt chi sẽ được vệ sinh sạch sẽ và nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật.
Hồ sơ bệnh án của người phẫu thuật sẽ được ghi và lưu lại theo quy định.
Phẫu thuật sửa mỏm cụt chi (Hình từ Internet)
Các bước tiền hành trong phẫu thuật sửa mỏm cụt chi thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật sửa mỏm cụt chi ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT SỬA MỎM CỤT CHI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: gây mê nội khí quản hoặc gây tê đám rối
2. Kỹ thuật:
- Garo nếu được
- Đường rạch: rạch da theo đường mổ cũ
- Bộc lộ mỏm cụt xương
- Cắt xương cao hơn
- Cắt bỏ cơ, da bị hoại tử đến tổ chức lành
- Cầm máu diện cơ
- Đặt 1 dẫn lưu.
- Khâu lại màng xương
- Khâu cơ che xương
- Khâu da thưa
VI.THEO DÕI NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG
1. Theo dõi:
- Thay băng hàng ngày
- Dùng kháng sinh, giảm đau, chống phù nề 5-7 ngày.
- Rút dẫn lưu sau 48 giờ
2. Biến chứng và xử trí:
- Nhiễm khuẩn vết mổ: thay băng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
- Chảy máu: băng ép.
Theo đó, trước khi phẫu thuật thì phải tiến hành gây mê nội khí quản hoặc gây tê đám rối.
Ở bước kỹ thuật sẽ lần lượt tiến hành như:
- Garo nếu được
- Đường rạch: rạch da theo đường mổ cũ
- Bộc lộ mỏm cụt xương
- Cắt xương cao hơn
- Cắt bỏ cơ, da bị hoại tử đến tổ chức lành
- Cầm máu diện cơ
- Đặt 1 dẫn lưu.
- Khâu lại màng xương
- Khâu cơ che xương
- Khâu da thưa
Sau khi thực hiện phẫu thuật sửa mỏm cụt chi thì vẫn phải theo dõi người bệnh như sau:
Phải lưu ý thay băng hàng ngày cho người bệnh; Dùng kháng sinh, giảm đau, chống phù nề 5-7 ngày để không bị tác dụng phụ sau khi mổ; Tiếp đến là việc rút dẫn lưu sau 48 giờ cũng sẽ phải theo dõi.
Bên cạnh đó, việc phẫu thuật sửa mỏm cụt chi cũng sẽ có xảy ra một số biến chứng như:
- Nhiễm khuẩn vết mổ: thay băng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
- Chảy máu: băng ép.
Như vậy, trên đây là quy trình phẫu thuật sửa mỏm cụt chi theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?