Phẫu thuật tạo cùng đồ được chỉ định khi nào? Các bước tiến hành phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật ghép niêm mạc như thế nào?

Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật tạo cùng đồ. Phẫu thuật tạo cùng đồ được chỉ định và chống chỉ định với những trường hợp nào? Các bước tiến hành phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật ghép niêm mạc như thế nào? Người bệnh được chỉ định phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật ghép niêm mạc cần được theo dõi như thế nào? Trên đây là câu hỏi của chị Trúc Quỳnh tại Tp. Đà Nẵng.

Phẫu thuật tạo cùng đồ hiểu như thế nào? Phẫu thuật tạo cùng đồ được chỉ định và chống chỉ định với những trường hợp nào?

Phẫu thuật tạo cùng đồ là một trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.

Căn cứ theo Mục I, II và Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tạo cùng đồ Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT TẠO CÙNG ĐỒ
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo cùng đồ nhằm điều trị cạn cùng đồ để lắp mắt giả cho bệnh nhân.
II. CHỈ ĐỊNH
Cạn cùng đồ không lắp được mắt giả.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Nhiễm khuẩn tại chỗ.
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật mi mắt.
- Đốt điện hai cực.
3. Người bệnh
- Vệ sinh mắt trước phẫu thuật.
- Chụp ảnh trước phẫu thuật.
- Tư vấn cho người bệnh trước phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
- Mô tả bằng hình vẽ.
- Ghi rõ dự kiến phương pháp định thực hiện.

Theo đó, phẫu thuật tạo cùng đồ nhằm điều trị cạn cùng đồ để lắp mắt giả cho bệnh nhân.

Phẫu thuật tạo cùng đồ được chỉ định khi bệnh nhân cạn cùng đồ không lắp được mắt giả.

Phẫu thuật trên chống chỉ định trong trường các trường hợp sau:

- Nhiễm khuẩn tại chỗ.

- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.

Phẫu thuật 59

Phẫu thuật tạo cùng đồ được chỉ định khi nào? Các bước tiến hành phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật ghép niêm mạc như thế nào? (Hình từ Internet)

Các bước tiến hành phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật ghép niêm mạc như thế nào?

Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tạo cùng đồ Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT TẠO CÙNG ĐỒ
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Cho uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau
- Gây mê nếu phẫu thuật dự định kéo dài, người bệnh không hợp tác.
- Gây tê tại chỗ.
3.2. Kỹ thuật
3.2.1. Ghép niêm mạc (cạn cùng đồ do xơ hóa tổ chức kết mạc)
- Tiêm thuốc tê cạnh nhãn cầu.
- Rạch kết mạc xơ hóa, đốt cầm máu và xác định kích thước vùng thiếu niêm mạc.
- Lấy niêm mạc môi theo kích thước đã xác định, cho vào cốc nước có pha kháng sinh.
- Ghép niêm mạc môi vào vị trí đã tách kết mạc xơ hóa.
- Đặt chỉ cố định cùng đồ.
- Đặt khuôn mắt giả tạo cùng đồ.
- Khâu cò mi nếu cần.
...

Như vậy, các bước tiến hành phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật ghép niêm mạc như sau:

Bước 1. Kiểm tra hồ sơ

Bước 2. Kiểm tra người bệnh

Bước 3. Thực hiện kỹ thuật vô cảm như sau:

- Cho uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau

- Gây mê nếu phẫu thuật dự định kéo dài, người bệnh không hợp tác.

- Gây tê tại chỗ.

Phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật ghép niêm mạc (cạn cùng đồ do xơ hóa tổ chức kết mạc) như sau:

- Tiêm thuốc tê cạnh nhãn cầu.

- Rạch kết mạc xơ hóa, đốt cầm máu và xác định kích thước vùng thiếu niêm mạc.

- Lấy niêm mạc môi theo kích thước đã xác định, cho vào cốc nước có pha kháng sinh.

- Ghép niêm mạc môi vào vị trí đã tách kết mạc xơ hóa.

- Đặt chỉ cố định cùng đồ.

- Đặt khuôn mắt giả tạo cùng đồ.

- Khâu cò mi nếu cần.

Người bệnh được chỉ định phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật ghép niêm mạc cần được theo dõi như thế nào?

Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tạo cùng đồ Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT TẠO CÙNG ĐỒ
...
VI. THEO DÕI
- Người bệnh được khám lại 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật
- Đặt mắt giả sau 1 tháng, hoặc phụ thuộc khi nào vết phẫu thuật khô, sạch.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Xuất huyết hốc mắt: theo dõi và dẫn lưu máu tụ hốc mắt nếu cần thiết
- Nhiễm trùng vết phẫu thuật: kháng sinh và vệ sinh vết phẫu thuật hàng ngày.

Theo quy định trên, người bệnh được chỉ định phẫu thuật tạo cùng đồ bằng kỹ thuật ghép niêm mạc cần được khám lại 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật. Đặt mắt giả sau 1 tháng, hoặc phụ thuộc khi nào vết phẫu thuật khô, sạch.

Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các bước tiến hành phá hủy thể mi điều trị glôcôm bằng kỹ thuật điện đông thể mi như thế nào? Phá hủy thể mi là phương pháp điều trị glôcôm theo cơ chế gì?
Pháp luật
Trong phẫu thuật sửa sẹo bọng sau phẫu thuật glôcôm có thể có các biến chứng gì? Kỹ thuật sửa sẹo bọng thấm có ghép tổ chức thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi tiến hành sửa sẹo bọng sau phẫu thuật glôcôm, kỹ thuật trượt vạt kết mạc được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi cắt mống mắt ngoại vi Laser cần chuẩn bị những gì? Các bước tiến hành cắt mống mắt ngoại vi Laser như thế nào?
Pháp luật
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật điều trị hở mi khi nào? Tiến hành phẫu thuật điều trị hở mi do sẹo gây lật mi theo các bước như thế nào?
Pháp luật
Người bệnh có được chỉ định Laser CO2 điều trị bệnh lý mi mắt khi có u mi ác tính không? Thực hiện kỹ thuật Laser CO2 điều trị bệnh lý mi mắt như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành phẫu thuật điều trị hở mi do liệt dây VII (nhánh mi trên) theo các bước như thế nào? Người bệnh sau phẫu thuật còn hở mi thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Lật mi dưới do liệt nhánh dưới dây VII, phẫu thuật sửa lật mi thực hiện theo các bước như thế nào? Bệnh nhân được theo dõi khi phẫu thuật như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành phẫu thuật điều trị co rút mi theo các bước như thế nào? Việc theo dõi người bệnh phẫu thuật điều trị co rút mi thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Phẫu thuật điều trị sa lông mày do tuổi già do ai thực hiện? Phẫu thuật này chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa
1,016 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào