Phẫu thuật tạo hình mi mắt bằng kỹ thuật phẫu thuật tạo vạt thực hiện như thế nào? Người bệnh được chỉ định phẫu thuật tạo hình mi mắt khi nào?
- Người bệnh được chỉ định phẫu thuật tạo hình mi mắt khi nào? Phẫu thuật tạo hình mi mắt do ai thực hiện?
- Phẫu thuật tạo hình mi mắt bằng kỹ thuật phẫu thuật tạo vạt thực hiện như thế nào?
- Trong phẫu thuật tạo hình mi mắt bằng kỹ thuật phẫu thuật tạo vạt phải theo dõi và cách xử trí những tai biến có thể xảy ra như thế nào?
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật tạo hình mi mắt khi nào? Phẫu thuật tạo hình mi mắt do ai thực hiện?
Căn cứ theo Mục I và tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tạo hình mi mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MI MẮT
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình mi mắt là kỹ thuật nhằm phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt sau khi cắt bỏ các khối u mi, khuyết mi bẩm sinh hoặc sau chấn thương.
II. CHỈ ĐỊNH
- Khuyết mi mắt (một phần hay toàn bộ mi, khuyết một mi trên hay một mi dưới, khuyết cả hai mi mắt).
- Biến dạng mi (lật mi, quặm mi...).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Khi có tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ.
- Khi chưa loại trừ hết tổn thương ác tính ở mi mắt.
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
...
Phẫu thuật tạo hình mi mắt là 1 trong 89 Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nhãn khoa Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012.
Phẫu thuật tạo hình mi mắt là kỹ thuật nhằm phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt sau khi cắt bỏ các khối u mi, khuyết mi bẩm sinh hoặc sau chấn thương.
Theo quy định trên, phẫu thuật tạo hình mi mắt được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Khuyết mi mắt (một phần hay toàn bộ mi, khuyết một mi trên hay một mi dưới, khuyết cả hai mi mắt).
- Biến dạng mi (lật mi, quặm mi...).
Lưu ý, chống chỉ định phẫu thuật tạo hình mi mắt khi:
- Khi có tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ.
- Khi chưa loại trừ hết tổn thương ác tính ở mi mắt.
- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
Người thực hiện phẫu thuật tạo hình mi mắt là Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
Phẫu thuật tạo hình mi mắt bằng kỹ thuật phẫu thuật tạo vạt thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Phẫu thuật tạo hình mi mắt bằng kỹ thuật phẫu thuật tạo vạt thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tạo hình mi mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MI MẮT
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Cho uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau.
- Gây mê nếu phẫu thuật dự định kéo dài, người bệnh không hợp tác.
- Gây tê tại chỗ.
3.2. Kỹ thuật
...
3.3.2. Phẫu thuật tạo vạt
* Tạo vạt da
- Vùng tạo vạt: phụ thuộc vào vị trí khuyết mi mắt mà chọn lựa (vùng thái dương, vùng trán, từ mi trên, mi dưới, rãnh mũi má .v.v...).
- Kỹ thuật tạo vạt da: tùy thuộc loại tổn thương ở mi mắt mà có thể chọn lựa vạt trượt, vạt xoay, vạt chuyển, có hay không có tam giác bù trừ... theo nguyên tắc không được tạo nếp gấp ở cuống của vạt, không gây căng hay xoắn vặn vạt da.
- Cách thức thực hiện: giống ghép da.
* Tạo vạt sụn kết mạc
- Vị trí: mi trên hay mi dưới cùng bên.
- Kỹ thuật: tùy thuộc theo phương pháp định thực hiện.
+ Phương pháp Mustardé: vạt được tạo từ mi dưới, được xoay phủ vùng khuyết ở mi trên.
+ Phương pháp Cuttler-Beard: vạt da sụn -kết mạc được tạo ở mi dưới luồn qua cầu bờ mi.
+ Phương pháp Hughes (cho khuyết mi dưới): chỉ sử dụng vạt sụn -kết mạc ở mi lành cùng bên phối hợp vạt da hay ghép da.
- Cách thức tạo vạt sụn (cho cả 3 phương pháp):
+ Lật mi bằng kẹp Desmarre.
+ Gây tê tại chỗ.
+ Dùng dao phẫu thuật tạo vạt sụn kết mạc theo kích thước cần.
+ Kéo vạt phủ vùng bị khuyết mi mất tổ chức ở mi dưới và khâu cố định vạt.
+ Ghép da rời.
+ Băng ép.
+ Giải phóng khe mi sau 4 đến 6 tuần.
Như vậy, tiến hành phẫu thuật tạo hình mi mắt bằng kỹ thuật phẫu thuật ghép thực hiện các bước như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật vô cảm như sau:
- Cho uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau.
- Gây mê nếu phẫu thuật dự định kéo dài, người bệnh không hợp tác.
- Gây tê tại chỗ.
Kỹ thuật phẫu thuật tạo vạt thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Trong phẫu thuật tạo hình mi mắt bằng kỹ thuật phẫu thuật tạo vạt phải theo dõi và cách xử trí những tai biến có thể xảy ra như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI, Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tạo hình mi mắt Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MI MẮT
...
VI. THEO DÕI
1. Trong phẫu thuật
Chảy máu vết phẫu thuật (cần cầm máu cẩn thận)
2. Sau phẫu thuật
Chảy máu vết phẫu thuật, tụ máu dưới mảnh ghép, tuột chỉ khâu mảnh ghép và hoại tử mảnh ghép.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong phẫu thuật
Cầm máu bằng kẹp hoặc dao điện.
2. Sau phẫu thuật
Cần băng ép trong 7 ngày.
Mảnh ghép tuột chỉ, hoại tử cần được dùng kháng sinh tại chỗ, toàn thân và khâu lại.
Theo đó, trong phẫu thuật tạo hình mi mắt bằng kỹ thuật phẫu thuật tạo vạt cần theo dõi chảy máu vết phẫu thuật (cần cầm máu cẩn thận).
Đồng thời, cầm máu bằng kẹp hoặc dao điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?