Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được chỉ định khi nào? Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt thực hiện phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được không?

Cho tôi hỏi, phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được chỉ định khi nào? Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt có thể thực hiện phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được không? Các bước tiến hành phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn thực hiện như thế nào? Các biến chứng nào có thể xảy ra khi phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn? Trên đây là nội dung câu hỏi của anh Gia Phú tại Bến Tre.

Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được chỉ định khi nào? Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt có thể thực hiện phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được không?

Căn cứ theo Mục II, tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT THÁO DẦU SILICON NỘI NHÃN
I. ĐẠI CƯƠNG
Tháo dầu silicon nội nhãn là phẫu thuật lấy dầu silicon ra khỏi mắt đã được phẫu thuật cắt dịch kính - bơm dầu nội nhãn điều trị bong võng mạc, nhằm tránh các biến chứng do dầu silicon.
II. CHỈ ĐỊNH
- Mắt đã được phẫu thuật cắt dịch kính, bơm dầu silicon nội nhãn, võng mạc áp tốt.
- Có các biến chứng của dầu silicon nội nhãn (thoái hóa giác mạc, nhuyễn hóa dầu, tăng nhãn áp...).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý viêm nhiễm tại mắt.
- Bệnh lý toàn thân không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt nắm vững kỹ thuật cắt dịch kính.
2. Phương tiện
Máy cắt dịch kính và các phụ kiện kèm theo.
3. Người bệnh
- Người bệnh được khám mắt để quyết định tháo dầu nội nhãn và khám toàn thân.
- Người bệnh được giải thích kỹ về các biến chứng phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Bộ Y tế.

Tháo dầu silicon nội nhãn là phẫu thuật lấy dầu silicon ra khỏi mắt đã được phẫu thuật cắt dịch kính - bơm dầu nội nhãn điều trị bong võng mạc, nhằm tránh các biến chứng do dầu silicon.

Theo đó, phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được chỉ định khi:

- Mắt đã được phẫu thuật cắt dịch kính, bơm dầu silicon nội nhãn, võng mạc áp tốt.

- Có các biến chứng của dầu silicon nội nhãn (thoái hóa giác mạc, nhuyễn hóa dầu, tăng nhãn áp...).

Người thực hiện phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn là phẫu thuật viên chuyên khoa Mắt nắm vững kỹ thuật cắt dịch kính.

Phẫu thuật 19

Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn được chỉ định khi nào? (Hình từ Internet)

Các bước tiến hành phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT THÁO DẦU SILICON NỘI NHÃN
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
Gây tê tại chỗ hoặc gây mê
3.2. Kỹ thuật
- Sát trùng mắt bằng dung dịch betadin 5%.
- Cố định mi bằng vành mi.
- Mở kết mạc sát rìa (có thể toàn bộ chu vi).
- Đo bằng compa và mở vào nhãn cầu 3 đường qua Pars plana.
- Cố định đường truyền dịch.
- Đặt đèn nội nhãn hoặc camera nội nhãn, kiểm tra lại tình trạng võng mạc, xử lý tổn thương võng mạc nếu cần.
- Mở đường truyền, hút bóng dầu chính qua vết mở củng mạc bằng bơm tiêm hoặc hệ thống hút của máy cắt dịch kính. Các bọt dầu li ti được rửa sạch bằng cách cho dịch truyền chảy tự nhiên qua vết mở củng mạc hoặc trao đổi khí dịch nhiều lần.
- Kiểm tra lại tình trạng võng mạc, cắt bổ sung dịch kính, bóc màng tăng sinh hoặc laser nội nhãn nếu cần.
- Đóng các vết mở vào nhãn cầu.
- Tiêm kháng sinh kết hợp chống viêm cạnh nhãn cầu hoặc dưới kết mạc.

Các bước tiến hành phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn thực hiện như sau:

Bước 1. Kiểm tra hồ sơ

Bước 2. Kiểm tra người bệnh

Bước 3. Thực hiện kỹ thuật tháo dầu silicon nội nhãn như sau:

- Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc gây mê

- Kỹ thuật phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn như sau:

+ Sát trùng mắt bằng dung dịch betadin 5%.

+ Cố định mi bằng vành mi.

+ Mở kết mạc sát rìa (có thể toàn bộ chu vi).

+ Đo bằng compa và mở vào nhãn cầu 3 đường qua Pars plana.

+ Cố định đường truyền dịch.

+ Đặt đèn nội nhãn hoặc camera nội nhãn, kiểm tra lại tình trạng võng mạc, xử lý tổn thương võng mạc nếu cần.

+ Mở đường truyền, hút bóng dầu chính qua vết mở củng mạc bằng bơm tiêm hoặc hệ thống hút của máy cắt dịch kính. Các bọt dầu li ti được rửa sạch bằng cách cho dịch truyền chảy tự nhiên qua vết mở củng mạc hoặc trao đổi khí dịch nhiều lần.

+ Kiểm tra lại tình trạng võng mạc, cắt bổ sung dịch kính, bóc màng tăng sinh hoặc laser nội nhãn nếu cần.

+ Đóng các vết mở vào nhãn cầu.

+ Tiêm kháng sinh kết hợp chống viêm cạnh nhãn cầu hoặc dưới kết mạc.

Các biến chứng nào có thể xảy ra khi phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn?

Căn cứ theo Mục VII Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:

PHẪU THUẬT THÁO DẦU SILICON NỘI NHÃN
...
VII. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ LÝ
- Teo nhãn cầu.
- Tái phát tăng sinh dịch kính võng mạc, tái phát bong võng mạc.
- Viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn.

Như vậy, khi phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn, các biến chứng sau có thể xảy ra:

- Teo nhãn cầu.

- Tái phát tăng sinh dịch kính võng mạc, tái phát bong võng mạc.

- Viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn.

Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các bước tiến hành phá hủy thể mi điều trị glôcôm bằng kỹ thuật điện đông thể mi như thế nào? Phá hủy thể mi là phương pháp điều trị glôcôm theo cơ chế gì?
Pháp luật
Trong phẫu thuật sửa sẹo bọng sau phẫu thuật glôcôm có thể có các biến chứng gì? Kỹ thuật sửa sẹo bọng thấm có ghép tổ chức thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi tiến hành sửa sẹo bọng sau phẫu thuật glôcôm, kỹ thuật trượt vạt kết mạc được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi cắt mống mắt ngoại vi Laser cần chuẩn bị những gì? Các bước tiến hành cắt mống mắt ngoại vi Laser như thế nào?
Pháp luật
Người bệnh được chỉ định phẫu thuật điều trị hở mi khi nào? Tiến hành phẫu thuật điều trị hở mi do sẹo gây lật mi theo các bước như thế nào?
Pháp luật
Người bệnh có được chỉ định Laser CO2 điều trị bệnh lý mi mắt khi có u mi ác tính không? Thực hiện kỹ thuật Laser CO2 điều trị bệnh lý mi mắt như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành phẫu thuật điều trị hở mi do liệt dây VII (nhánh mi trên) theo các bước như thế nào? Người bệnh sau phẫu thuật còn hở mi thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Lật mi dưới do liệt nhánh dưới dây VII, phẫu thuật sửa lật mi thực hiện theo các bước như thế nào? Bệnh nhân được theo dõi khi phẫu thuật như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành phẫu thuật điều trị co rút mi theo các bước như thế nào? Việc theo dõi người bệnh phẫu thuật điều trị co rút mi thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Phẫu thuật điều trị sa lông mày do tuổi già do ai thực hiện? Phẫu thuật này chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa
4,139 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám chữa bệnh chuyên ngành nhãn khoa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào