Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất có được phép bán vào thị trường nội địa hay không?
Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất có được phép bán vào thị trường nội địa hay không?
Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 4 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của DNCX
...
3. Đối với hàng hóa mua, bán giữa hai DNCX: Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan thì thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này.
4. Xử lý phế liệu, phế phẩm của DNCX
a) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng;
b) Đối với phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định trên thì phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được phép bán vào thị trường nội địa.
Theo đó doanh nghiệp chế xuất phải làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng.
Phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất có được phép bán vào thị trường nội địa không? (Hình từ Internet)
Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được tiến hành thế nào?
Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 5 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của DNCX
...
5. Việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm của DNCX thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định:
Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
...
3. Thủ tục hải quan
...
d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.
Theo đó, việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam được thực hiện như sau:
(1) Doanh nghiệp chế xuất có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án tiêu hủy phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Doanh nghiệp chế xuất chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
(2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp chế xuất;
(3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
(4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Lưu ý: Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.
Phế thải của doanh nghiệp chế xuất được xử lý như thế nào?
Phế thải của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 7 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải của DNCX
...
6. Đối với hàng hóa của DNCX đã xuất khẩu phải tạm nhập để sửa chữa, bảo hành sau đó tái xuất thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng bị trả lại theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
7. DNCX thực hiện xử lý phế thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. DNCX có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
Theo đó, phế thải của doanh nghiệp chế xuất được xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Doanh nghiệp chế xuất có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?