Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công khi chuyển tiêu thụ nội địa có phải làm thủ tục hải quan hay không?
- Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công khi chuyển tiêu thụ nội địa có phải làm thủ tục hải quan hay không? Thủ tục hải quan là gì?
- Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công xuất khẩu trả cho bên nước ngoài đặt gia công có được miễn thuế xuất khẩu không?
- Đối tượng nào quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan trong hoạt động nghiệp vụ hải quan?
Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công khi chuyển tiêu thụ nội địa có phải làm thủ tục hải quan hay không? Thủ tục hải quan là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP
Theo đó, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công khi chuyển tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan 2014 thì
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Một số lưu ý về nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan: được quy định tại Điều 16 Luật Hải quan 2014, cụ thể:
- Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
- Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công khi chuyển tiêu thụ nội địa có phải làm thủ tục hải quan hay không? (Hình từ Internet)
Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công xuất khẩu trả cho bên nước ngoài đặt gia công có được miễn thuế xuất khẩu không?
Căn cứ tại điểm e khoản 2 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu:
Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu
...
2. Cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế:
...
e) Hàng hóa nhập khẩu để gia công, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công xuất khẩu trả cho bên nước ngoài đặt gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định của pháp luật hải quan được miễn thuế nhập khẩu.
Đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công xuất khẩu nhưng sản phẩm không được xuất khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu dư thừa không xuất khẩu, người nộp thuế phải đăng ký tờ khai hải quan mới, kê khai nộp thuế với cơ quan hải quan theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới, trừ trường hợp làm quà biếu, quà tặng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Như vậy, hàng hóa nhập khẩu để gia công, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công xuất khẩu trả cho bên nước ngoài đặt gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Đối tượng nào quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan trong hoạt động nghiệp vụ hải quan?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Hải quan 2014 về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan:
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin hải quan; xây dựng tiêu chí và tổ chức đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro; tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan phù hợp.
3. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?