Phí bảo hiểm tiền gửi được nộp chậm nhất khi nào? Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí không đúng hạn thì bị phạt như thế nào?
Phí bảo hiểm tiền gửi được nộp chậm nhất khi nào?
Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (theo khoản 5 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.
Phí bảo hiểm tiền gửi được nộp trong thời hạn được quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-NHNN như sau:
Thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi
Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu tiên quý thu phí, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp phí trùng vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được nộp vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó.
Theo đó, phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính.
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được nộp phí bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu tiên quý thu phí cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp phí trùng vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần thì được nộp vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó.
Phí bảo hiểm tiền gửi (Hình từ Internet)
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí bảo hiểm tiền gửi không đúng hạn thì bị phạt như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
1. Nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
2. Được cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
3. Nộp phí bảo hiểm tiền gửi đầy đủ và đúng thời hạn.
4. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, nộp phí bảo hiểm tiền gửi đầy đủ và đúng thời hạn là một trong những nghĩa vụ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Do đó tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí bảo hiểm tiền gửi không đúng hạn thì bị phạt theo điểm b khoản 1, điểm b khoản 6 Điều 38 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Nộp phí bảo hiểm tiền gửi không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc nộp ngay số phí bảo hiểm bị thiếu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền nộp chậm theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm tiền gửi;
...
Như vậy, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí bảo hiểm tiền gửi không đúng hạn thì bị phạt cảnh cáo.
Và buộc nộp ngay số phí bảo hiểm bị thiếu đối với hành vi vi phạm này và phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền nộp chậm theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí bảo hiểm tiền gửi không đúng hạn là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp phí bảo hiểm tiền gửi không đúng hạn là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?