Phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
- Đối tượng nào phải nộp phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản?
- Tổ chức thu phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản là cơ quan nào?
- Phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới những hình thức nào?
Đối tượng nào phải nộp phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản?
Đối tượng phải nộp phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 106/2017/TT-BTC như sau:
Người nộp phí
1. Cá nhân khi nộp hồ sơ tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá, nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá hoặc nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn hành nghề đấu giá tài sản theo quy định tại Thông tư này.
2. Doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động đấu giá tài sản hoặc nộp hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, cấp lại giấy đăng ký hoạt động đấu giá tài sản phải nộp phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, đối tượng phải nộp phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản là doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động đấu giá tài sản hoặc nộp hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, cấp lại giấy đăng ký hoạt động đấu giá tài sản.
Đối tượng nào phải nộp phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản? (Hình từ Internet)
Tổ chức thu phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản là cơ quan nào?
Tổ chức thu phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 106/2017/TT-BTC như sau:
Tổ chức thu phí
1. Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) là tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn hành nghề đấu giá tài sản theo quy định tại Thông tư này.
2. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở thực hiện thu phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, tổ chức thu phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản là Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản được quy định tại Điều 4 Thông tư 106/2017/TT-BTC như sau:
Mức thu phí
Mức thu phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
Như vậy, phí thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản được quy định cụ thể như sau:
(1) Phí thẩm định cấp mới Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Đấu giá tài sản 2016: 1.000.000 Đồng/hồ sơ.
(2) Phí thẩm định cấp mới Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 62/2017/NĐ-CP: 500.000 Đồng/hồ sơ.
(3) Phí thẩm định trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản: 500.000 Đồng/hồ sơ.
Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới những hình thức nào?
Hình thức doanh nghiệp đấu giá tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:
Doanh nghiệp đấu giá tài sản
1. Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tên của doanh nghiệp đấu giá tư nhân do chủ doanh nghiệp lựa chọn, tên của công ty đấu giá hợp danh do các thành viên thỏa thuận lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “doanh nghiệp đấu giá tư nhân” hoặc “công ty đấu giá hợp danh”.
3. Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản:
a) Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên;
b) Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.
4. Những nội dung liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản không quy định tại Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?