Phiên họp hội đồng trong quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế chỉ được tiến hành khi nào?
- Phiên họp hội đồng trong quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế chỉ được tiến hành khi nào?
- Kết luận giám định tư pháp trong quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế là gì?
- Hội đồng giám định theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế do ai thành lập? Số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là bao nhiêu?
Phiên họp hội đồng trong quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế chỉ được tiến hành khi nào?
Căn cứ theo quy định về phiên họp hội đồng tại tiểu mục 3 Mục IV Quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 299/QĐ-BYT năm 2024 như sau:
THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1. Người giám định tư pháp theo vụ việc là người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 18 của Luật Giám định tư pháp, được trưng cầu, yêu cầu giám định.
2. Tổ chức giám định theo vụ việc là tổ chức theo quy định tại Điều 19 của Luật Giám định tư pháp.
3. Phiên họp Hội đồng: Phiên họp chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên Hội đồng tham dự; Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp giám định tư pháp. Hội đồng phải lập biên bản phiên họp. Biên bản phải ghi đầy đủ, trung thực toàn bộ nội dung phiên họp và có đủ chữ ký của thành viên dự họp..
…
Như vậy, theo quy định của pháp luật phiên họp hội đồng trong quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên Hội đồng tham dự.
Ngoài ra, phiên họp do Chủ tịch Hội đồng điều hành và hội đồng giám định tư pháp phải lập biên bản, yêu cầu ghi đầy đủ, trung thực toàn bộ nội dung phiên họp.
Phiên họp hội đồng trong quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế chỉ được tiến hành khi nào? (Hình từ Internet)
Kết luận giám định tư pháp trong quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục IV Quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 299/QĐ-BYT năm 2024 như sau:
IV. THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
...
4. Kết luận giám định tư pháp: Là văn bản do Hội đồng giám định tư pháp lập để kết luận về các nội dung trong quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan trưng cầu giám định. Kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng giám định tư pháp và có xác nhận chữ ký của Bộ Y tế. Trường hợp không đồng ý với kết luận do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
Như vậy, kết luận giám định tư pháp trong quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế là văn bản do Hội đồng giám định tư pháp lập để kết luận về các nội dung trong quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan trưng cầu giám định. Kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng giám định tư pháp và có xác nhận chữ ký của Bộ Y tế.
Lưu ý, nếu thành viên của Hội đồng giám định tư pháp không đồng ý với kết luận do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng có quyền ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
Hội đồng giám định theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế do ai thành lập? Số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định về thành lập Hội đồng giám định tại tiểu mục 5.2 Mục II Quy trình giám định tư pháp theo vụ việc trong tố tụng hình sự thuộc Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 299/QĐ-BYT năm 2024 như sau:
V. NỘI DUNG QUY TRÌNH
...
5.2.2. Thành lập Hội đồng giám định theo vụ việc: Tham chiếu Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 24, Điều 28, Điều 30, Luật Giám định tư pháp; Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 và Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020)
...
5.2.2.3. Quyết định thành lập Hội đồng giám định tư pháp:
Trường hợp giám định lần đầu tại Bộ Y tế: Bộ Y tế ban hành Quyết định thành lập Hội đồng giám định do Lãnh đạo Bộ ban hành Quyết định thành lập.
Trong vòng 02 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản cử cán bộ tham gia Hội đồng của các Vụ/Cục/Đơn vị thuộc Bộ Y tế, Thanh tra Bộ sẽ dự thảo phiếu trình và Quyết định thành lập Hội đồng giám định tư pháp. Số lượng thành viên Hội đồng đảm bảo tối thiểu là 02 người.
Trường hợp tiếp tục nhận được văn bản cử cán bộ của các Bộ, ngành khác nếu có liên quan, Thanh tra Bộ sẽ dự thảo phiếu trình và quyết định bổ sung thành viên Hội đồng giám định. Số lượng thành viên Hội đồng sẽ được điều chỉnh đảm bảo tối thiểu là 02 người.
Trường hợp thành lập Hội đồng giám định tư pháp giám định lại lần thứ hai: Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định lại lần thứ hai gồm có ít nhất 03 thành viên. Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể. Để đảm bảo tính khách quan, người tham gia giám định lại lần hai không trùng với người đã tham gia giám định lần đầu.
Việc giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật Giám định tư pháp.
5.2.2.4. Ký, ban hành quyết định thành lập Hội đồng giám định tư pháp:
Trong vòng 03 ngày, sau khi nhận được phiếu trình và dự thảo Quyết định, Bộ Y tế sẽ ký, ban hành Quyết định thành Hội đồng giám định tư pháp.
...
Như vậy, Bộ Y tế sẽ ký, ban hành quyết định thành lập Hội đồng giám định tư pháp. Số lượng thành viên Hội đồng đảm bảo tối thiểu là 02 người.
Lưu ý:
- Trong trường hợp giám định lại lần thứ hai, Hội đồng giám định lại lần thứ hai gồm có ít nhất 03 thành viên.
- Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể.
- Để đảm bảo tính khách quan, người tham gia giám định lại lần hai không trùng với người đã tham gia giám định lần đầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?