Phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có được tổ chức theo hình thức trực tuyến không?
- Phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có được tổ chức theo hình thức trực tuyến không?
- Quyết định mở phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải được gửi cho những ai?
- Tòa án hoãn phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong trường hợp nào?
Phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có được tổ chức theo hình thức trực tuyến không?
Hình thức tổ chức phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 21 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 như sau:
Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến.
2. Trước khi khai mạc phiên họp, Thư ký phiên họp tiến hành các công việc sau đây:
a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án yêu cầu tham dự phiên họp; nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do và báo cáo Thẩm phán để xem xét tiếp tục tiến hành phiên họp hoặc hoãn phiên họp;
b) Phổ biến nội quy phiên họp.
3. Thủ tục phiên họp được tiến hành như sau:
a) Thẩm phán tuyên bố khai mạc phiên họp;
...
Như vậy, theo quy định, Tòa án có thể tổ chức phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo hình thức trực tuyến.
Phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có được tổ chức theo hình thức trực tuyến không? (Hình từ Internet)
Quyết định mở phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải được gửi cho những ai?
Quyết định mở phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định tại khoản 3 Điều 17 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 như sau:
Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Quyết định mở phiên họp phải có các nội dung chính sau đây:
a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số định danh cá nhân, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (nếu có) của người bị đề nghị; họ và tên, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có);
b) Họ và tên, nơi cư trú của cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên;
c) Họ và tên, chức vụ, tên cơ quan của người đề nghị; họ và tên người được ủy quyền (nếu có);
d) Biện pháp được đề nghị áp dụng;
đ) Ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp trực tiếp hoặc trực tuyến;
e) Họ và tên Thẩm phán, Thư ký phiên họp;
g) Họ và tên người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị;
h) Họ và tên người phiên dịch (nếu có);
i) Họ và tên những người khác được yên cầu tham gia phiên họp (nếu có).
3. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi mở phiên họp, quyết định mở phiên họp phải được gửi cho những người quy định tại các điểm a, b, c, g, h và i khoản 2 Điều này và Viện kiểm sát cùng cấp.
Như vậy, theo quy định, quyết định mở phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải được gửi cho những đối tượng sau đây:
(1) Người bị đề nghị; người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có);
(2) Cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên;
(3) Người được ủy quyền (nếu có);
(4) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị;
(5) Người phiên dịch (nếu có);
(6) Những người khác được yên cầu tham gia phiên họp (nếu có).
(7) Viện kiểm sát cùng cấp.
Tòa án hoãn phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong trường hợp nào?
Trường hợp phải hoãn phiên họp được quy định tại khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 như sau:
Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Người tham gia phiên họp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Pháp lệnh này phải có mặt tại phiên họp; trường hợp người đề nghị hoặc người được ủy quyền, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án hoãn phiên họp.
2. Người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có); cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án có thể hoãn phiên họp; nếu không có lý do chính đáng hoặc có yêu cầu xem xét vắng mặt hoặc vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
3. Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế ngay được thì Tòa án hoãn phiên họp.
4. Thời hạn hoãn phiên họp không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo hoãn. Tòa án phải thông báo về việc hoãn phiên họp cho những người tham gia phiên họp quy định tại khoản 1 Điều này và nêu rõ lý do hoãn, thời gian mở lại phiên họp. Đối với người vắng mặt tại phiên họp thì ngay sau khi hoãn phiên họp, Tòa án phải gửi ngay thông báo bằng văn bản cho họ.
Như vậy, theo quy định, Tòa án phải hoãn phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong trường hợp người đề nghị hoặc người được ủy quyền, Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên họp hoặc người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế ngay được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?