Phiên họp xem xét tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Phiên họp xem xét tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Để trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
- Có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện gì?
Phiên họp xem xét tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục phiên họp xem xét tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Trình tự, thủ tục phiên họp xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tiến hành như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng khai mạc và chủ trì phiên họp.
2. Chủ tịch Hội đồng tự mình hoặc ủy quyền cho Ủy viên Hội đồng trình bày báo cáo hồ sơ của người được xem xét, tuyển chọn.
Việc xem xét tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện đối với từng người theo thứ tự A, B, C...
3. Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân và hồ sơ của người được xem xét, tuyển chọn, các thành viên của Hội đồng phát biểu ý kiến, thảo luận.
4. Chủ tọa phiên họp có thể mời đại diện của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 5 Điều 6 Quy chế này phát biểu ý kiến hoặc trả lời những câu hỏi của thành viên Hội đồng.
4. Chủ tọa phiên họp kết luận; các thành viên của Hội đồng có mặt tại phiên họp tiến hành bỏ phiếu kín đối với từng người theo danh sách.
Trường hợp phát hiện hồ sơ của người được xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chưa đầy đủ, có vấn đề chưa rõ ràng hoặc có khiếu nại, tố cáo mà đa số các thành viên Hội đồng xét thấy cần thiết phải tiến hành bổ sung hoặc xác minh làm rõ thì Chủ tịch Hội đồng quyết định tạm dừng việc xem xét đối với người đó để tiến hành bổ sung hồ sơ hoặc xác minh làm rõ.
Theo quy định trên, trình tự, thủ tục phiên họp xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tiến hành như sau:
- Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia khai mạc và chủ trì phiên họp.
- Chủ tịch Hội đồng tự mình hoặc ủy quyền cho Ủy viên Hội đồng trình bày báo cáo hồ sơ của người được xem xét, tuyển chọn.
Việc xem xét tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện đối với từng người theo thứ tự A, B, C...
- Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân và hồ sơ của người được xem xét, tuyển chọn, các thành viên của Hội đồng phát biểu ý kiến, thảo luận.
- Chủ tọa phiên họp có thể mời đại diện của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 5 Điều 6 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 phát biểu ý kiến hoặc trả lời những câu hỏi của thành viên Hội đồng.
- Chủ tọa phiên họp kết luận. Các thành viên của Hội đồng có mặt tại phiên họp tiến hành bỏ phiếu kín đối với từng người theo danh sách.
Trường hợp phát hiện hồ sơ của người được xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chưa đầy đủ, có vấn đề chưa rõ ràng hoặc có khiếu nại, tố cáo mà đa số các thành viên Hội đồng xét thấy cần thiết phải tiến hành bổ sung hoặc xác minh làm rõ thì Chủ tịch Hội đồng quyết định tạm dừng việc xem xét đối với người đó để tiến hành bổ sung hồ sơ hoặc xác minh làm rõ.
Bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Để trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định như sau:
Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Theo đề nghị của Hội đồng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Hồ sơ trình gồm có Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, biên bản phiên họp của Hội đồng, Nghị quyết phiên họp của Hội đồng, hồ sơ cá nhân của người được xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các tài liệu liên quan khác.
Như vậy, theo đề nghị của Hội đồng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Hồ sơ trình gồm có:
- Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Biên bản phiên họp của Hội đồng;
- Nghị quyết phiên họp của Hội đồng;
- Hồ sơ cá nhân của người được xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các tài liệu liên quan khác.
Có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đó, người có đủ tiêu chuẩn Thẩm phán tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
- Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?