Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt những ai? Những vấn đề nào cần phải xác định khi tiến hành tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi?
- Tiến hành tố tụng đối với vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi thì cần phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc nào?
- Vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi sẽ do cơ quan nào xét xử?
- Những vấn đề nào cần phải xác định khi tiến hành tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi?
- Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt những ai?
Tiến hành tố tụng đối với vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi thì cần phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về những nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi như sau:
- Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
- Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.
- Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
- Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.
- Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.
- Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
- Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.
Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt những ai?
Vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi sẽ do cơ quan nào xét xử?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC, quy định về thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của Tòa gia đình và người chưa thành niên như sau:
“Điều 3. Thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự của Tòa gia đình và người chưa thành niên
Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự sau đây:
1. Vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi.
2. Vụ án hình sự có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác.”
Theo đó, đối với vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi thì cơ quan có thẩm quyền xét xử là Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Những vấn đề nào cần phải xác định khi tiến hành tố tụng đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi?
Tại Ðiều 416 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cụ thể như sau:
- Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi.
- Ðiều kiện sinh sống và giáo dục.
- Có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục.
- Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.
Theo đó, đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi thì cơ quan có thẩm quyền cần phải xác định được các vấn đề trên khi tiến hành thủ tục tố tụng.
Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt những ai?
Căn cứ theo Điều 423 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc xét xử đối với người dưới 18 tuổi như sau:
"Ðiều 423. Xét xử
1. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
2. Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín.
3. Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
4. Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ. Phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi.
5. Đối với vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.
6. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải quyết định hình phạt đối với bị cáo thì Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
7. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi của Tòa gia đình và người chưa thành niên."
Như vậy, đối với vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi thì phiên tòa xét xử bị cáo phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?