Phiếu nhận xét, đánh giá Hồ sơ xét công nhận Nhà khoa học đầu ngành mới nhất là mẫu nào theo quy định?
Biểu mẫu phiếu nhận xét, đánh giá Hồ sơ xét công nhận Nhà khoa học đầu ngành mới nhất là mẫu nào?
Căn cứ theo Thông tư 05/2023/TT-BKHCN quy định chi tiết một số nội dung về thu hút, sử dụng và trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.
Biểu mẫu phiếu nhận xét, đánh giá Hồ sơ xét công nhận Nhà khoa học đầu ngành mới nhất là mẫu BM1-PNX thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BKHCN.
Tải Biểu mẫu phiếu nhận xét, đánh giá Hồ sơ xét công nhận Nhà khoa học đầu ngành mới nhất: Tải về
Biển mẫu phiếu nhận xét, đánh giá Hồ sơ xét công nhận Nhà khoa học đầu ngành mới nhất là mẫu nào?(Hình ảnh từ Internet)
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 05/2023/TT-BKHCN, Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành để đánh giá, đề xuất lựa chọn nhà khoa học đầu ngành theo hồ sơ cung cấp và theo Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học.
Thành viên của Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành bao gồm:
- Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành gồm 11 thành viên, do 01 Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo cơ quan chủ quản tổ chức khoa học và công nghệ nơi ứng viên công tác (nếu có);
- Có ít nhất 50% thành viên Hội đồng là các chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành xét chọn nhà khoa học đầu ngành và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo của tổ chức khoa học và công nghệ nơi ứng viên công tác, đại diện Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Hội đồng cử một trong các thành viên làm Thư ký Hội đồng.
Lưu ý, không bố trí những người sau đây làm thành viên Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành: cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc của bên vợ (chồng) của nhà khoa học tham gia xét chọn là nhà khoa học đầu ngành; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của nhà khoa học tham gia xét chọn là nhà khoa học đầu ngành hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
Nhiệm vụ của Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 05/2023/TT-BKHCN có quy định như sau:
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành
...
2. Nhiệm vụ của Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành:
a) Kiểm tra kết quả đánh giá, thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp cơ sở;
b) Đánh giá tính khoa học, tính khả thi và dự báo hiệu quả, kết quả của Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học;
c) Báo cáo kết quả thẩm định với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để công nhận kết quả xét chọn và quyết định áp dụng chính sách trọng dụng đối với nhà khoa học đầu ngành đối với ứng viên được ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng lựa chọn;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức xét chọn nhà khoa học đầu ngành.
Như vậy, nhiệm vụ của Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành:
- Kiểm tra kết quả đánh giá, thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp cơ sở;
- Đánh giá tính khoa học, tính khả thi và dự báo hiệu quả, kết quả của Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học;
- Báo cáo kết quả thẩm định với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để công nhận kết quả xét chọn và quyết định áp dụng chính sách trọng dụng đối với nhà khoa học đầu ngành đối với ứng viên được ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng lựa chọn;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức xét chọn nhà khoa học đầu ngành.
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành làm việc khi có mặt từ 2/3 tổng số thành viên trở lên theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Biểu mẫu phục vụ họp Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BKHCN gồm:
- Phiếu nhận xét, đánh giá Hồ sơ xét công nhận Nhà khoa học đầu ngành; Tổng hợp Phiếu nhận xét, đánh giá Hồ sơ xét công nhận Nhà khoa học đầu ngành;
- Phiếu tổng hợp kiến nghị của Hội đồng tham gia lựa chọn, công nhận Nhà khoa học đầu ngành.
Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học cần nêu rõ những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 05/2023/TT-BKHCN quy định Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học cần nêu rõ:
- Tên Đề án;
- Căn cứ đề xuất;
- Tính cấp thiết; tầm quan trọng phải thực hiện ở tầm quốc gia; tác động và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước;
- Tính mới:
+ Đề xuất hướng nghiên cứu mới;
+ Giải quyết được một vấn đề khoa học và công nghệ của đất nước;
+ Đề xuất giải pháp tiên phong triển khai các ý tưởng nghiên cứu khoa học mới hoặc kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được chuyển giao và mang lại sản phẩm khoa học và công nghệ có giá trị cho xã hội.
- Mục tiêu của Đề án;
- Yêu cầu các kết quả chính và các chỉ tiêu cần đạt (phù hợp với từng mục tiêu triển khai Đề án);
- Nội dung chính thực hiện để đạt kết quả; dự kiến các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần triển khai để thực hiện Đề án;
- Kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án (bao gồm phương án huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án);
- Dự kiến nhu cầu kinh phí gắn với Kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?