Phiếu sử dụng trong bỏ phiếu tín nhiệm được xem là hợp lệ khi nào? Nếu một người giữ chức vụ không được Quốc hội tín nhiệm thì sao?
Nếu một người giữ chức vụ không được Quốc hội tín nhiệm thì sao?
Hệ quả đối với người được bỏ phiếu tín nhiệm được căn cứ theo Điều 17 Nghị quyết 96/2023/QH15 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn như sau:
Hệ quả đối với người được bỏ phiếu tín nhiệm
Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.
Như vậy, người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.
Trước đây, hệ quả đối với người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm được căn cứ vào Điều 15 Nghị quyết 85/2014/QH13 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn của Quốc hội ban hành như sau:
Hệ quả đối với người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm
Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “không tín nhiệm” thì có thể xin từ chức; trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó.
Như vậy, người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá không tín nhiệm thì có thể xin từ chức.
Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó.
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Nếu một người giữ chức vụ không được Quốc hội tín nhiệm thì sao? (Hình từ Internet)
Phiếu sử dụng trong bỏ phiếu tín nhiệm được xem là hợp lệ khi nào?
Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xác định phiếu hợp lệ được căn cứ theo Điều 18 Nghị quyết 96/2023/QH15 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn như sau:
Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xác định phiếu hợp lệ
1. Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm các phiếu riêng đối với từng chức vụ và nhóm chức vụ. Trên từng phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết này thì trên phiếu tín nhiệm ghi đầy đủ các chức vụ đó.
Phiếu sử dụng trong bỏ phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm phiếu riêng đối với từng người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm”, “không tín nhiệm”.
2. Những trường hợp sau đây là phiếu không hợp lệ:
a) Phiếu không theo mẫu quy định do Ban kiểm phiếu phát ra;
b) Phiếu không xác định mức độ tín nhiệm hoặc lựa chọn nhiều hơn một mức độ tín nhiệm.
3. Trường hợp phiếu ghi tên nhiều người mà phần thể hiện mức độ tín nhiệm đối với một người không hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chỉ xác định kết quả không hợp lệ đối với người đó, kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.
Trường hợp phiếu có ghi thêm tên của người ngoài danh sách đã có trong phiếu do Ban kiểm phiếu phát ra thì phần ghi thêm đó không có giá trị; kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.
Như vậy, phiếu sử dụng trong bỏ phiếu tín nhiệm được xem là hợp lệ khi:
- Phiếu sử dụng trong bỏ phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 96/2023/QH15, gồm phiếu riêng đối với từng người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.
- Những trường hợp sau đây là phiếu không hợp lệ:
+ Phiếu không theo mẫu quy định do Ban kiểm phiếu phát ra;
+ Phiếu không xác định mức độ tín nhiệm hoặc lựa chọn nhiều hơn một mức độ tín nhiệm.
Trước đây, phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xác định phiếu hợp lệ được căn cứ vào Điều 16 Nghị quyết 85/2014/QH13 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn của Quốc hội ban hành như sau:
Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xác định phiếu hợp lệ
1. Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm các phiếu riêng đối với từng chức vụ và nhóm chức vụ. Trên từng phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm cao”,“tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết này thì trên phiếu tín nhiệm ghi đầy đủ các chức vụ đó.
Phiếu sử dụng trong bỏ phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm phiếu riêng đối với từng người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”.
2. Những trường hợp sau đây là phiếu không hợp lệ:
a) Phiếu không theo mẫu quy định do Ban kiểm phiếu phát ra;
b) Phiếu không xác định mức độ tín nhiệm hoặc lựa chọn nhiều hơn một mức độ tín nhiệm.
3. Trường hợp phiếu ghi tên nhiều người mà phần thể hiện mức độ tín nhiệm đối với một người không hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chỉ xác định kết quả không hợp lệ đối với người đó, kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.
Trường hợp phiếu có ghi thêm tên của người ngoài danh sách đã có trong phiếu do Ban kiểm phiếu phát ra thì phần ghi thêm đó không có giá trị; kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.
Như vậy, phiếu sử dụng trong bỏ phiếu tín nhiệm được xem là hợp lệ khi:
- Phiếu sử dụng trong bỏ phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 85/2014/QH13, gồm phiếu riêng đối với từng người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm.
- Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”.
- Những trường hợp sau đây là phiếu không hợp lệ:
+ Phiếu không theo mẫu quy định do Ban kiểm phiếu phát ra;
+ Phiếu không xác định mức độ tín nhiệm hoặc lựa chọn nhiều hơn một mức độ tín nhiệm.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể tự mình bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn không?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp được căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 96/2023/QH15 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn như sau:
Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;
b) Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
c) Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội;
d) Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.
...
Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;
- Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
- Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội;
- Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.
Trước đây, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp được căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Nghị quyết 85/2014/QH13 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn của Quốc hội ban hành như sau:
Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;
b) Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
c) Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội;
d) Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”.
...
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;
- Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
- Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội;
- Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?