Phim hoạt hình có thuộc nhóm phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật không?
- Có bắt buộc phải thực hiện nội dung văn bản thẩm định kịch bản đối với phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước không?
- Phim hoạt hình có thuộc nhóm phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật không?
- Ai có trách nhiệm thực hiện quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim hoạt hình sử dụng ngân sách nhà nước?
Có bắt buộc phải thực hiện nội dung văn bản thẩm định kịch bản đối với phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Luật Điện ảnh 2022 quy định về quyền của cơ sở điện ảnh sản xuất phim như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim
...
2. Nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim bao gồm:
a) Bảo đảm sản xuất phim theo nội dung đã đăng ký kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được phê duyệt;
b) Thực hiện nội dung văn bản thẩm định kịch bản đối với phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, y tế, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa và các vấn đề khác có liên quan theo quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất phim;
d) Gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật này tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong trường hợp hợp tác sản xuất phim với tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhận tài trợ từ tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất phim;
đ) Tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, một trong những nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim là phải thực hiện nội dung văn bản thẩm định kịch bản đối với phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước.
Như vậy, việc thực hiện nội dung văn bản thẩm định kịch bản đối với phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước là nghĩa vụ bắt buộc của cơ sở điện ảnh sản xuất phim.
Phim hoạt hình có thuộc nhóm phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật không? (Hình từ internet)
Phim hoạt hình có thuộc nhóm phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 131/2022/NĐ-CP quy định về sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như sau:
Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước
Phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước là sản phẩm văn hóa đặc thù, gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến khi hoàn thành. Việc sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước quy định như sau:
1. Đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam thực hiện phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.
2. Đối với phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình:
a) Thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đối với các dự án sản xuất phim theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
b) Thực hiện phương thức đấu thầu đối với các dự án sản xuất phim theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.
Theo đó, phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước là sản phẩm văn hóa đặc thù, gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến khi hoàn thành. Và không phải trường hợp nào phim hoạt hình cũng sẽ thuộc nhóm phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước.
Mà chỉ khi phim hoạt hình được thực hiện theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn.
Đồng thời, phim phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam thực hiện phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng thì mới thuộc nhóm phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ai có trách nhiệm thực hiện quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim hoạt hình sử dụng ngân sách nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 14 Luật Điện ảnh 2022 quy định về sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước như sau:
Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước
...
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản, Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để sản xuất phim.
5. Quyền sở hữu phim, quyền sở hữu trí tuệ đối với phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều này.
...
Theo đó, người có trách nhiệm thực hiện quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim hoạt hình sử dụng ngân sách nhà nước là chủ đầu tư dự án sản xuất phim.
Mà theo khoản 2 Điều này thì chủ tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?