Phổ cập Internet cáp quang băng rộng tốc độ cao tới mỗi hộ gia đình là điểm đột phá trong phát triển kinh tế số Việt Nam đến năm 2025?
Ngày 31/03/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, việc hoàn thiện hạ tầng để phát triển kinh tế số, xã hội số được thể hiện như sau:
Bối cảnh trong việc phát triển nền móng kinh tế số và xã hội số?
Bối cảnh hiện nay là thời cơ mà Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển kinh tế số và xã hội số, phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra các thị trường mới và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm mới, từ đó bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia. Nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển Quốc gia.
Điểm đột phá trong việc hoàn thiện hạ tầng để phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 là gì?
Tầm nhìn trong việc phát triển nền móng kinh tế số và xã hội số?
Phát triển số với việc tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số, trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng và kiên cường trước các thách thức trong thế giới nhiều biến động khó dự báo trước.
Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.
Phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp.
Điểm đột phá trong việc hoàn thiện hạ tầng để phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 là gì?
Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, gồm hạ tầng số và hạ tầng thiết yếu phục vụ kinh tế số và xã hội số. Điểm đột phá là nhanh chóng phổ cập điện thoại thông minh tới mỗi người dân, phổ cập Internet cáp quang băng rộng tốc độ cao tới mỗi hộ gia đình, phổ cập dịch vụ điện toán đám mây tới mỗi doanh nghiệp.
Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai Chiến lược phát triển hạ tầng số theo hướng hạ tầng phải đi trước, đi nhanh, Việt Nam làm chủ công nghệ.
- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai chiến lược, lộ trình số hóa và thông minh hóa các lĩnh vực hạ tầng thiết yếu khác phục vụ kinh tế số và xã hội số gồm: hạ tầng bưu chính; hạ tầng giao thông; hạ tầng cung cấp điện; hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu; hạ tầng đô thị; hạ tầng thương mại, công nghiệp và năng lượng; hạ tầng giáo dục và đào tạo; hạ tầng khoa học và công nghệ; hạ tầng y tế; hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch.
- Tổ chức triển khai Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 được phê duyệt tại các Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017 và Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số doanh nghiệp và dịch vụ logistics Việt Nam.
- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kết nối số cho người dân. Đẩy nhanh tốc độ phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tất cả các thôn, bản, khu vực dân sinh trên cả nước; tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, đặc biệt ở khu vực nông thôn; nâng cao dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng, phủ sóng chất lượng ở các vùng trắng, vùng lõm về kết nối mạng băng thông rộng. Phát triển nền tảng địa chỉ số, bản đồ số tạo hạ tầng mềm cho phát triển kinh tế số và xã hội số.
Mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025?
Mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế số đến năm 2025
- Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%;
- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
Mục tiêu cơ bản phát triển xã hội số đến năm 2025
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%;
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%;
- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%;
- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%;
- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 30%;
- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%;
- Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%;
- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?