Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền ra quyết định trong những công việc nào?
- Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền ra quyết định trong những công việc nào?
- Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về hiểu biết và trình độ chuyên môn?
- Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đảm bảo những năng lực gì trong công tác quản lý?
Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền ra quyết định trong những công việc nào?
Theo Phụ lục 2 Bản mô tả công việc của vị trí việc làm Phó Chánh văn phòng Bộ ban hành kèm theo Quyết định 2758/QĐ-BTNMT năm 2017 quy định Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền quyết định những công việc sau:
- Ký các văn bản theo phân công của Chánh Văn phòng Bộ;
- Yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin phục vụ công tác văn phòng.
Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Hình từ Internet)
Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về hiểu biết và trình độ chuyên môn?
Theo Phụ lục 3 Khung năng lực các vị trí làm việc lãnh đạo văn phòng Bộ Bộ ban hành kèm theo Quyết định 2758/QĐ-BTNMT năm 2017 quy định Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về hiểu biết và trình độ chuyên môn:
- Nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ của ngành tài nguyên và môi trường; am hiểu tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước và các vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới.
- Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường; hiểu biết về các lĩnh vực chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và môi trường.
- Là chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên. Trường hợp chưa được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính thì phải hoàn thành Chương trình bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương và có ít nhất 09 năm giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
- Có trình độ trung cấp lý luận chính trị; hoàn thành Chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tượng 2.
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực công tác được giao phụ trách.
- Sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác.
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ thông dụng trình độ B hoặc tương đương trở lên.
Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đảm bảo những năng lực gì trong công tác quản lý?
Theo Phụ lục 3 Khung năng lực các vị trí làm việc lãnh đạo văn phòng Bộ Bộ ban hành kèm theo Quyết định 2758/QĐ-BTNMT năm 2017 quy định Phó Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đảm bảo những năng lực quản lý sau đây:
- Đạo đức công vụ và trách nhiệm giải trình:
+ Nói đi đôi với làm - triển khai công việc/kế hoạch như Mục tiêu đã cam kết
+ Thực thi đầy đủ, trung thực, trách nhiệm các quyền lợi hợp pháp của người dân và đối tác.
+ Chủ động lắng nghe phản hồi, thẳng thắn nhận trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả thực hiện Mục tiêu chung của đơn vị.
+ Phát hiện, báo cáo/xử lý các hành vi vi phạm, thiếu trách nhiệm.
- Tư duy chiến lược:
+ Nắm vững được sứ mệnh, vai trò của đơn vị mình với sự phát triển của ngành.
+ Có tư duy biện chứng nhằm xây dựng/đổi mới các hướng dẫn/quy định/chính sách sát thực và hiệu quả, hướng đến phát triển bền vững.
+ Kiểm soát/phân bổ/phân bổ lại nguồn lực phù hợp với Mục tiêu chiến lược.
- Kiến tạo cơ chế hợp tác, đổi mới:
+ Thiết kế/cải tiến/thực thi các quy trình/cơ chế hợp tác, phối hợp để đạt hiệu lực, hiệu quả cao trong thực tế.
+ Tôn trọng sự khác biệt trong ý tưởng; khuyến khích/tạo môi trường, bối cảnh nhằm tăng cường giao lưu giữa các thành Phần trong xã hội, và phát huy trí tuệ tập thể.
- Phát triển đội ngũ:
+ Tự trau dồi, đổi mới và tạo Điều kiện, cơ chế để cấp dưới học tập, phát triển.
+ Kịp thời phản hồi và khích lệ nhân viên trong công việc.
+ Tăng cường sự tôn trọng, đồng cảm, hợp tác trong tổ chức.
- Điều hành công việc hiệu quả:
+ Có khả năng chỉ đạo các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
+ Lập kế hoạch công việc căn cứ vào Mục tiêu/kết quả đặt ra, tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình lập kế hoạch công việc.
+ Giao việc, giám sát và hỗ trợ các đơn vị và cán bộ nhân viên hoàn thành Mục tiêu của tổ chức.
+ Thúc đẩy trao đổi hai chiều với đồng nghiệp/cấp dưới/người dân trong quá trình triển khai.
+ Nắm bắt, sàng lọc, phân tích thông tin, ra quyết định hiệu quả, tối ưu.
- Xử lý khủng hoảng:
+ Xác định sớm được các điểm tắc trong chuỗi ra quyết định và tìm cách xử lý, giải quyết.
+ Nhận diện và tổ chức các biện pháp dự phòng và xử lý xung đột một cách có lý, có tình.
+ Xử lý các tình huống, các sự cố môi trường, các vụ việc nóng có liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành một cách chủ động, bình tĩnh, khoa học, hiệu quả, kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?