Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ có phải là cán bộ công chức không? Hội Chữ thập đỏ có thể nhận ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vào kinh phí hoạt động của mình không?
Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ có phải là cán bộ công chức không?
Phó chủ tịch Hội Chữ thập đỏ có phải là cán bộ công chức không?
Căn cứ Điều 27 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008, Hội Chữ thập đỏ được quy định như sau:
"Điều 27. Hội Chữ thập đỏ
1. Hội Chữ thập đỏ là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo theo pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, điều ước quốc tế khác về hoạt động nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo Điều lệ Hội.
2. Hội Chữ thập đỏ là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện hoặc phối hợp tổ chức thực hiện hoạt động chữ thập đỏ và thực hiện nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao."
Bên cạnh đó, viên chức, cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật hiện hành được hiểu như sau:
(1) Viên chức: theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
(2) Cán bộ: theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
(3) Công chức: theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Dựa vào những quy định trên, có thể thấy: Hội Chữ thập đỏ là một tổ chức xã hội, không phải là đơn vị sự nghiệp công lập hay ơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Do đó, Phó Chủ tịch của Hội Chữ thập đỏ không phải là cán bộ, công chức hay viên chức mà chỉ là một chức danh đứng đầu trong Hội Chữ thập đỏ.
Hội Chữ thập đỏ thực hiện các hoạt động chữ thập đỏ dựa trên nguyên tắc nào?
Hoạt động chữ thập đỏ theo quy định tại Điều 2 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 được hiểu là hoạt động nhân đạo dựa vào cộng đồng do Hội Chữ thập đỏ thực hiện hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; chăm sóc sức khoẻ; sơ cấp cứu ban đầu; hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa.
Theo đó, các hoạt động chữ thập đỏ nói trên được thực hiện dựa trên nguyên tắc quy định tại Điều 3 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008, gồm:
- Tự nguyện, không vụ lợi
- Công khai, minh bạch; đúng mục đích, đối tượng; kịp thời và hiệu quả.
- Không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc.
- Sử dụng biểu tượng chữ thập đỏ.
- Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về hoạt động nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hội Chữ thập đỏ có thể nhận ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vào kinh phí hoạt động của mình không?
Kinh phí hoạt động và tài sản của Hội chữ thập đỏ theo quy định tại Điều 28 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 như sau:
(1) Kinh phí hoạt động của Hội Chữ thập đỏ được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Hội phí của hội viên;
b) Ủng hộ của tổ chức, cá nhân;
c) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện việc vận động, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối tiền, hiện vật cứu trợ và nhiệm vụ khác do Nhà nước giao;
d) Các nguồn thu hợp pháp khác.
(2) Hội Chữ thập đỏ tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật đối với tài sản mà Nhà nước giao và tài sản do tổ chức, cá nhân tặng.
Theo đó, bên cạnh những nguồn khác, Hội Chữ thập đỏ được phép dùng nguồn ủng hộ của tổ chức, cá nhân để hình thành nên kinh phí hoạt động cho Hội.
Như vậy, Hội Chữ thập đỏ là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo theo pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ là những người đứng đầu hội và không phải là viên chức, cán bộ hay công chức theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, nguồn hình thành kinh phí hoạt động của Hội Chữ thập đỏ cũng được quy định cụ thể như trên, bao gồm cả nguồn ủng hộ của các cá nhân, tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?