Phó Chủ tịch nước được áp dụng các chế độ cảnh vệ gì? Trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Phó Chủ tịch nước thì chiến sĩ cảnh vệ có được huy động người và phương tiện không?
Phó Chủ tịch nước được áp dụng các chế độ cảnh vệ gì?
Căn cứ vào Điều 11 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với Phó Chủ tịch nước như sau:
Biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Đối với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Tuần tra, canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở;
c) Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại để phát hiện chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ và vật nguy hiểm khác; kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng;
d) Khi đi công tác bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường; đi bằng tàu hỏa được bố trí toa riêng, đi bằng tàu bay được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ; đi bằng tàu thủy được sử dụng tàu, thuyền riêng có phương tiện dẫn đường, hộ tống bảo vệ và được bố trí lực lượng đi trước nắm tình hình, khảo sát để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ;
đ) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
2. Đối với nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Canh gác thường xuyên tại nơi ở.
3. Đối với Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở;
c) Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết;
d) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
4. Đối với Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết;
c) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
5. Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội phức tạp được tăng cường lực lượng và phương tiện bảo vệ đối tượng cảnh vệ.
Như vậy, Phó Chủ tịch nước được áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
- Bảo vệ tiếp cận;
- Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết;
- Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia 2004 và Luật Công an nhân dân 2018.
Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội phức tạp được tăng cường lực lượng và phương tiện bảo vệ đối tượng cảnh vệ.
Lực lượng cảnh vệ (Hình từ Internet)
Trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Phó Chủ tịch nước thì chiến sĩ cảnh vệ có được huy động người và phương tiện không?
Căn cứ vào Điều 22 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về huy động người, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ như sau:
Huy động người, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ
1. Trong trường hợp cấp bách, để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được huy động người, phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó, trừ trường hợp phương tiện thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ huy động người, phương tiện có trách nhiệm hoàn trả phương tiện ngay sau khi trường hợp cấp bách chấm dứt. Nếu người được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này; trường hợp phương tiện được huy động bị mất mát, hư hỏng thì cơ quan có cán bộ, chiến sĩ huy động phải đền bù theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp cấp bách, để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ được huy động người, phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó.
Trừ trường hợp phương tiện thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Người được huy động thực hiện công tác cảnh vệ được hưởng các chế độ chính sách gì?
Căn cứ vào Điều 7 Luật Cảnh vệ 2017 quy định về chế độ chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ như sau:
Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ
1. Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ theo quy định của pháp luật và giữ bí mật thông tin mà họ cung cấp.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chế độ chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ như sau:
- Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ theo quy định của pháp luật và giữ bí mật thông tin mà họ cung cấp.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, thiệt hại về tài sản thì được đền bù;
- Người bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?