Phó Thủ tướng Thường trực là chức danh gì? Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Phó Thủ tướng ra sao?
Phó Thủ tướng Thường trực là chức danh gì?
Căn cứ Điều 95 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:
Điều 95.
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
2. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
3. Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Theo quy định vừa nêu thì Phó Thủ tướng Chính phủ là người giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.
Đối với chức danh Phó Thủ tướng Thường trực thì hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể.
Tuy nhiên có thể hiểu chức danh Phó Thủ tướng Thường trực là một chức danh đặc biệt, có thể trở thành Phụ trách điều hành Chính phủ khi Thủ tướng tạm thời không thể tiếp tục công việc, từ chức hoặc qua đời cho đến khi Quốc hội bầu Thủ tướng mới.
Căn cứ theo Quyết định 506/QĐ-TTg năm 2024 về phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ thì hiện nay Việt Nam không có Phó Thủ tướng Thường trực.
Phó Thủ tướng Thường trực là chức danh gì? Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Phó Thủ tướng ra sao? (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực và uy tín?
Căn cứ tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 thì cá nhân để được bổ nhiệm chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung về năng lực và uy tín như sau:
- Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị.
- Có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt.
- Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách.
- Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn.
- Chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả.
- Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm.
- Có thành tích nổi trội, có kết quả và "sản phẩm" cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ.
- Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ được quy định ra sao?
Theo Mục 2.12 Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 thì tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Phó Thủ tướng chính phủ như sau:
- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương,
- Đồng thời, người được bổ nhiệm cần có những phẩm chất, năng lực:
+ Có năng lực trong hoạch định chiến lược; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp.
+ Có kiến thức sâu rộng về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước;
+ Hiểu biết sâu về lĩnh vực được phân công.
+ Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng thành cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả.
+ Có năng lực phát hiện những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực phụ trách và đề xuất các giải pháp khắc phục.
+ Là Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ, đồng thời kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hoặc chủ chốt các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?