Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là ai? Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là bao nhiêu năm?
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là ai?
Theo khoản 1 Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định như sau:
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước.
...
Căn cứ trên quy định Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là người giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công.
Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy nhiệm thay mặt Tổng Kiểm toán nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước.
Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là bao nhiêu năm?
Theo khoản 3 Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định như sau:
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
...
3. Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.
Theo quy định nêu trên thì thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm.
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là ai? Thời hạn bổ nhiệm của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán nhà nước thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 10 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019), cụ thể:
Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Xem xét, quyết định việc kiểm toán trong trường hợp sau đây:
a) Khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước;
b) Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp không thực hiện kiểm toán theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đề nghị.
4. Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
5. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xem xét về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước.
...
Đồng thời, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán nhà nước thực hiện các quyền hạn quy định tại Điều 11 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 3 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019), cụ thể:
Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
1. Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?