'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?
"Phông bạt" từ thiện là gì?
Hiện nay, cụm từ “phông bạt từ thiện” không còn xa lạ trên các diễn đàn hay các trang mạng xã hội, tuy nhiên cụm từ này nổi lên với ý nghĩa không mấy tốt đẹp.
Theo đó, “phông bạt từ thiện” là một loại bạt hoặc vải dùng để trang trí, che chắn hoặc tạo không gian cho các sự kiện, lễ hội, triển lãm hoặc các hoạt động ngoài trời.
Tuy nhiên, cụm từ “phông bạt từ thiện” trên mạng xã hội được ám chỉ những người ăn nói khoác lác, tạo cho mình một vẻ bọc hào nhoáng bên ngoài nhưng thực ra bên trong rỗng toét.
Điển hình của cụm từ này là hành vi làm giả bill chuyển khoản đóng góp từ thiện cho người dân vùng bão lũ vừa qua. Cụ thể, những người này đã chỉnh sửa bill chuyển khoản từ con số đóng góp trăm nghìn lên tới trăm triệu gửi cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rồi đăng lên mạng xã hội để "đánh bóng tên tuổi", khoe khoang.
Vậy hành vi “phông bạt từ thiện” này có vi phạm pháp luật không?
'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Phông bạt từ thiện bằng sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm:
- Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện;
- Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện;
- Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, hành vi sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản tung lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt tùy theo từng trường hợp:
- Trường hợp cá nhân sửa bill để đưa lên mạng xã hội nhằm “đánh bóng” tên tuổi… không chỉ là hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, đó là hành vi làm giả tài liệu và đưa tin sai sự thật. Tuỳ thuộc vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tuỳ thuộc vào hậu quả xảy ra mà người sửa bill chuyển tiền sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Nếu kết quả xác minh của cơ quan chức năng cho thấy hành vi sửa bill chuyển tiền từ thiện đăng lên mạng xã hội gây khó khăn cho đơn vị tiếp nhận, ảnh hưởng đến hoạt động thống kê, phân phát tiền từ thiện, gây ra dư luận xấu thì người thực hiện hành vi làm bill giả, đưa tin sai sự thật lên không gian mạng sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.
+ Còn trường hợp hành vi làm giả bill chuyển tiền rồi đăng công khai lên mạng xã hội mà chưa gây hậu quả xấu, chưa ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì người đưa thông tin sai sự thật về việc chuyển tiền từ thiện này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng với tổ chức và phạt từ 5 - 10 triệu đồng với cá nhân.
Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân...
- Trường hợp cá nhân nhận chuyển tiền từ thiện hộ người khác mà chỉnh sửa bill chuyển khoản có thể xử phạt hành chính từ 2 - 3 triệu đồng (Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc xử lý hình sự với tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, tùy theo số tiền chiếm đoạt mà phải chịu các khung hình phạt khác nhau, mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam.
- Trường hợp cá nhân thuộc tổ chức, chỉnh sửa bill chuyển tiền của tổ chức để chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử phạt hành chính từ 2 - 3 triệu đồng (Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc xử lý hình sự với tội danh Tham ô tài sản quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, tùy theo số tiền chiếm đoạt mà phải chịu các khung hình phạt khác nhau, mức hình phạt cao nhất tử hình.
- Trường hợp cá nhân lợi dụng thiên tai, bão lũ, chủ động huy động tiền của các cá nhân, tổ chức để chiếm đoạt thì có thể xử phạt hành chính từ 2-3 triệu đồng (Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc xử lý hình sự với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, tùy theo số tiền chiếm đoạt mà phải chịu các khung hình phạt khác nhau, mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Như vậy, hành vi sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhằm "phông bạt từ thiện" thì không xét có gây thiệt hại thực tế hay không đều là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tuỳ thuộc vào hậu quả xảy ra mà người sửa bill chuyển tiền sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mẫu đơn tố cáo cá nhân phông bạt từ thiện chiếm đoạt tiền của tập thể mới nhất?
Xem và tải về Mẫu đơn tố cáo cá nhân phông bạt từ thiện chiếm đoạt tiền của tập thể mới nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?