Phòng giao dịch ở trong nước có được thực hiện việc tự nguyện chấm dứt hoạt động hay không? Hồ sơ tự nguyện chấm dứt gồm những gì?
Phòng giao dịch ở trong nước của ngân hàng thương mại có được thực hiện việc tự nguyện chấm dứt hoạt động không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 27 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại
1. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước chấm dứt hoạt động, giải thể trong các trường hợp sau:
a) Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể;
b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể;
c) Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể.
2. Chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động, giải thể theo quy định pháp luật của nước sở tại nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài.
3. Ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm:
a) Giải quyết tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể;
...
Theo đó, phòng giao dịch ở trong nước của ngân hàng thương mại sẽ được phép tự nguyện chấm dứt hoạt động của mình.
Hồ sơ tự nguyện chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch ở trong nước gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Tự nguyện chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước
1. Hồ sơ tự nguyện chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch ở trong nước:
a) Văn bản của ngân hàng thương mại đề nghị chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch trong đó nêu rõ lý do chấm dứt hoạt động;
b) Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của ngân hàng thương mại về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch;
c) Phương án giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch chấm dứt hoạt động.
2. Trình tự tự nguyện chấm dứt hoạt động chi nhánh ở trong nước:
a) Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Ngân hàng nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh;
b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh có văn bản (bao gồm cả văn bản dạng điện tử) chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị của ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi ngân hàng thương mại nêu rõ lý do.
3. Trình tự tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch:
a) Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Ngân hàng nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch;
b) Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch có văn bản (bao gồm cả văn bản dạng điện tử) chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị của ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi ngân hàng thương mại nêu rõ lý do.
...
Như vậy, hồ sơ tự nguyện chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch ở trong nước bao gồm:
- Văn bản của ngân hàng thương mại đề nghị chấm dứt hoạt động phòng giao dịch trong đó nêu rõ lý do chấm dứt hoạt động;
- Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của ngân hàng thương mại về việc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch;
- Phương án giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của phòng giao dịch chấm dứt hoạt động.
Phòng giao dịch ở trong nước có được thực hiện việc tự nguyện chấm dứt hoạt động hay không? Hồ sơ tự nguyện chấm dứt gồm những gì? (Hình từ Internet)
Việc công bố thông tin của phòng giao dịch ở trong nước tự nguyện chấm dứt hoạt động như thế nào?
Căn cứ theo Điều 32 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định về việc công bố thông tin tự nguyện chấm dứt như sau:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hoạt động phòng giao dịch ở trong nước ngân hàng thương mại phải thực hiện công bố và niêm yết công khai việc chấm dứt hoạt động giải thể trên trang thông tin điện tử, tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh quản lý phòng giao dịch (đối với việc chấm dứt phòng giao dịch) của ngân hàng thương mại, đăng báo Trung ương và địa phương tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phòng giao dịch đặt trụ sở.
- Nội dung công bố, niêm yết công khai tối thiểu bao gồm:
+ Tên, địa chỉ của phòng giao dịch ở trong nước chấm dứt hoạt động.
+ Thời điểm chấm dứt hoạt động.
+ Trách nhiệm của ngân hàng thương mại về tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của phòng giao dịch chấm dứt hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng bao lâu?
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ được tổ chức dưới những hình thức pháp lý nào theo Thông tư 57?
- Nguyên tắc quản lý thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Năm 2025, ngồi sau xe máy đội mũ bảo hiểm không cài quai có bị xử phạt? Mức phạt theo Nghị định 168?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13947:2024 về nguyên vật liệu chế tạo xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate như nào?