Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chức năng gì theo quy định?
- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chức năng gì theo quy định?
- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo được có tối đa bao nhiêu Phó Trưởng phòng?
- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có nhiệm vụ phối hợp với các chuyên viên của Vụ Pháp chế thực hiện những công việc gì?
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chức năng gì theo quy định?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 773/QĐ-BGDĐT năm 2015 quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tham mưu, giúp Vụ trưởng Vụ Pháp chế trong việc kiểm soát thủ tục hành chính; tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính chịu sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Bộ trưởng và sự chỉ đạo trực tiếp của Vụ trưởng Vụ Pháp chế; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Bộ Tư pháp.
Như vậy, theo quy định thì Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo có các chức năng sau:
(1) Tham mưu, giúp Vụ trưởng Vụ Pháp chế trong việc kiểm soát thủ tục hành chính;
(2) Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật.
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chức năng gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo được có tối đa bao nhiêu Phó Trưởng phòng?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 773/QĐ-BGDĐT năm 2015 quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng:
a) Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính là người đứng đầu Phòng, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng Vụ Pháp chế, trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng;
b) Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của Phòng;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ.
...
Như vậy, theo quy định thì Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Vụ Pháp chế không được có quá 2 Phó Trưởng phòng.
Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có nhiệm vụ phối hợp với các chuyên viên của Vụ Pháp chế thực hiện những công việc gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 773/QĐ-BGDĐT năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
2. Thực hiện các nhiệm vụ:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc điền biểu mẫu đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của các đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; đánh giá độc lập tác động của thủ tục hành chính quy định trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng;
b) Phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ kiểm tra lần cuối về sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý của quy định về thủ tục hành chính. Trong trường hợp cần thiết, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu sự tác động của quy định về thủ tục hành chính thông qua tham vấn, hội nghị, hội thảo hoặc biểu mẫu lấy ý kiến do Bộ Tư pháp ban hành và đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để tổng hợp ý kiến gửi cơ quan chủ trì soạn thảo;
c) Tham gia tập huấn nghiệp vụ do Cục Kiểm soát thủ tục hành chính tổ chức;
d) Phối hợp với các chuyên viên của Vụ trong công tác: góp ý, thẩm định quy định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tập huấn, kiểm tra thực hiện công tác pháp chế theo phân công của Vụ trưởng;
đ) Trong quá trình kiểm tra, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện, nếu phát hiện cơ quan, đơn vị, cán bộ công chức không thực hiện, thực hiện không đúng yêu cầu hoặc vi phạm quy định về kiểm soát thủ tục hành chính, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, kịp thời kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng các hình thức, biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế giao.
Như vậy, theo quy định thì Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có nhiệm vụ phối hợp với các chuyên viên của Vụ Pháp chế trong công tác:
- Góp ý, thẩm định quy định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
- Tập huấn, kiểm tra thực hiện công tác pháp chế theo phân công của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?