Phòng Kiểm toán ngân sách thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có bao nhiêu Phòng Kiểm toán ngân sách?
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1373/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III gồm có:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Kiểm toán ngân sách 1;
c) Phòng Kiểm toán ngân sách 2;
d) Phòng Kiểm toán ngân sách 3;
đ) Phòng Kiểm toán ngân sách 4;
e) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án;
g) Phòng Kiểm toán môi trường.
Theo đó, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có tất cả 4 Phòng Kiểm toán ngân sách:
- Phòng Kiểm toán ngân sách 1;
- Phòng Kiểm toán ngân sách 2;
- Phòng Kiểm toán ngân sách 3;
- Phòng Kiểm toán ngân sách 4;
Phòng Kiểm toán ngân sách thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 (Hình từ Internet)
Phòng Kiểm toán ngân sách thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Phòng Kiểm toán ngân sách được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Quyết định 59/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Phòng Kiểm toán ngân sách 1, 2, 3, 4
a) Chức năng
Phòng Kiểm toán ngân sách có chức năng giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ, ngành, cơ quan trung ương thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
...
Theo đó, Phòng Kiểm toán ngân sách có chức năng giúp Kiểm toán trưởng tổ chức thực hiện đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các bộ, ngành, cơ quan trung ương thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
Phòng Kiểm toán ngân sách thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 3 có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Kiểm toán ngân sách được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Quyết định 59/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
- Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin, về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được Kiểm toán trưởng phân công phục vụ cho công tác kiểm toán.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn, dài hạn và kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị theo sự phân công của Kiểm toán trưởng.
- Theo dõi, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán theo sự phân công của Kiểm toán trưởng. Phối hợp với Phòng Tổng hợp cập nhật và thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu lập kế hoạch kiểm toán.
- Theo dõi tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, đôn đốc và tham mưu cho Kiểm toán trưởng các biện pháp để đôn đốc các đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị kiểm toán.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp trả lời các kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán theo phân công của Kiểm toán trưởng.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham gia với các Vụ chức năng trong việc xây dựng chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nhà nước.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp cho ý kiến về tình hình tài chính, ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi kiểm toán của phòng, báo cáo Kiểm toán trưởng để phục vụ cho công tác chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán nhà nước về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.
- Tham gia Hội đồng thẩm định cấp Vụ thẩm định kế hoạch và báo cáo kiểm toán của các cuộc kiểm toán do đơn vị chủ trì.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp để tổng hợp kết quả kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán hàng năm đối với lĩnh vực kiểm toán được phân công.
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp và cung cấp đầy đủ các hồ sơ tài liệu có liên quan để Phòng Tổng hợp thực hiện công tác tổng hợp, lập kế hoạch và công tác khác.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và các nghiệp vụ khác của đơn vị và tổ chức thực hiện.
- Giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Quản lý công chức và người lao động thuộc phòng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Kiểm toán trưởng giao và ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?