Phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế thực hiện những chức năng gì và có những nhiệm vụ cụ thể nào?
Phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế được quy định tại Mục 7 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 211/QĐ-TCT năm 2019 như sau:
Phòng Kiểm tra nội bộ
Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), giải quyết tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
...
Theo đó, Phòng Kiểm tra nội bộ giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác sau đây:
- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế;
- Giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), giải quyết tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
Phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế (hình từ internet)
Phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế có những nhiệm vụ nào?
Nhiệm vụ của Phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế được quy định tại Mục 7 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 211/QĐ-TCT năm 2019 như sau:
- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm trên địa bàn tỉnh, thành phố;
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các phòng và các Chi cục Thuế trong việc tuân thủ pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật khác có liên quan; kiểm tra tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong việc thực hiện công tác quản lý thuế, quản lý chi tiêu tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, việc lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo các Chi cục Thuế và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế;
- Tổ chức kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trưởng Cục Thuế;
- Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền bảo vệ công chức thuế bị đe dọa, uy hiếp, vu khống... trong khi thi hành công vụ;
- Chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Cục Thuế xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Luật phòng chống tham nhũng, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng của Cục Thuế; Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Tổ chức hoạt động tiếp công dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến việc thực thi công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi toàn Cục Thuế, công tác phòng, chống tham nhũng; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định, quy trình nghiệp vụ nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức thuế; kiến nghị việc đánh giá, khen thưởng cơ quan thuế, công chức thuế;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại Cục Thuế và Chi cục Thuế;
- Thu thập thông tin, đánh giá rủi ro trong các khâu quản lý thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm;
- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao;
- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế do ai quy định?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 1836/QĐ-BTC năm 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ vào tiêu chí về quy mô, đối tượng quản lý và tình hình thực tế tại địa phương báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cơ cấu tổ chức đối với từng Cục Thuế tỉnh, thành phố và chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực.
Trên cơ sở cơ cấu tổ chức của các Cục Thuế đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố.
Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Kiểm tra nội bộ thuộc Cục Thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?