Phòng kinh doanh là gì? Tải sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh? Thu nhập chịu thuế TNDN?
Phòng kinh doanh là gì? Tải về sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh?
Phòng kinh doanh là bộ phận trong một tổ chức hoặc công ty chịu trách nhiệm quản lý và phát triển các hoạt động liên quan đến bán hàng, tiếp thị, và chăm sóc khách hàng. Nhiệm vụ chính của phòng này bao gồm:
- Xây dựng chiến lược bán hàng: Lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược để tăng doanh số và mở rộng thị trường.
- Tiếp thị sản phẩm: Thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi và nghiên cứu thị trường để thu hút khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng: Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, giải quyết thắc mắc và hỗ trợ họ trong quá trình sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Phân tích thị trường: Nghiên cứu xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng để điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
- Đàm phán và ký kết hợp đồng: Thực hiện các cuộc đàm phán với khách hàng và đối tác để đạt được các thỏa thuận có lợi cho công ty.
Phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu và xây dựng thương hiệu cho công ty.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Hiện nay, pháp luật không quy định sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh, tuy nhiên, đơn vị có thể tham khảo sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh sau đây:
TẢI VỀ Sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh
(Lưu ý: Mẫu sơ đồ trên chỉ mang tính chất tham khảo, mỗi đơn vị sẽ có quy trình làm việc riêng tùy theo cơ chế và chiến lược kinh doanh của đơn vị đó, do đó, đơn vị cần chỉnh sửa, bổ sung quy trình làm việc sao cho phù hợp với cơ chế làm việc và chiến lược kinh doanh của đơn vị mình).
Các khoản thu nhập nào của phòng kinh doanh là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
Hiện nay, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và các văn bản có liên quan không quy định về khoản thu nhập nào của phòng kinh doanh là thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy nhiên, phòng kinh doanh là một bộ phận trong công ty, do đó, các khoản thu nhập của phòng kinh doanh cũng là thu nhập của công ty.
Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 thì thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty bao gồm:
(1) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
(2) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ;
Hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
>> Cơ hội việc làm giám đốc kinh doanh dịch vụ B2C với mức thu nhập cao
Phòng kinh doanh là gì? Sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh? Khoản thu nhập của phòng kinh doanh phải chịu thuế TNDN? (Hình từ Internet)
Những khoản chi nào của doanh nghiệp được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế?
Tại Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 có quy định cụ thể các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp như sau:
(1) Trừ các khoản chi quy định tại khoản (2), doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
(2) Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
- Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản (1), trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;
- Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
- Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;
- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;
- Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
- Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;
- Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;
- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
- Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;
- Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
- Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
(3) Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh khoản chi bằng ngoại tệ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?