Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam là gì? Những tài liệu nào của cá nhân, gia đình dòng họ được đăng ký thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam?
Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam là gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Luật Lưu trữ 2011, khái niệm phông lưu trữ quốc hoa Việt Nam được quy định như sau:
Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ của nước Việt Nam, không phụ thuộc vào thời gian hình thành, nơi bảo quản, chế độ chính trị - xã hội, kỹ thuật ghi tin và vật mang tin.
Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam bao gồm Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam.
Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Những tài liệu nào của cá nhân, gia đình dòng họ được đăng ký thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam?
Theo khoản 1 Điều 5 Luật Lưu trữ 2011 quy định về Quản lý tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ như sau:
Quản lý tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ
1. Những tài liệu sau đây của cá nhân, gia đình, dòng họ (sau đây gọi chung là cá nhân) có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử đối với quốc gia, xã hội được đăng ký thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam:
a) Gia phả, tộc phả, bằng, sắc phong, tài liệu về tiểu sử;
b) Bản thảo viết tay, bản in có bút tích, công trình nghiên cứu khoa học, sáng tác, thư từ trao đổi;
c) Phim, ảnh; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử;
d) Công trình, bài viết về cá nhân;
đ) Ấn phẩm, tài liệu do cá nhân sưu tầm được.
...
Như vậy, những tài liệu theo quy định nêu trên của cá nhân có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử đối với quốc gia, xã hội được đăng ký thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.
Người có tài liệu có các quyền gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Lưu trữ?
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Lưu trữ 2011, quy định quản lý tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ như sau:
Quản lý tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ
1. Những tài liệu sau đây của cá nhân, gia đình, dòng họ (sau đây gọi chung là cá nhân) có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử đối với quốc gia, xã hội được đăng ký thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam:
a) Gia phả, tộc phả, bằng, sắc phong, tài liệu về tiểu sử;
b) Bản thảo viết tay, bản in có bút tích, công trình nghiên cứu khoa học, sáng tác, thư từ trao đổi;
c) Phim, ảnh; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử;
d) Công trình, bài viết về cá nhân;
đ) Ấn phẩm, tài liệu do cá nhân sưu tầm được.
2. Lưu trữ lịch sử nơi đăng ký có trách nhiệm xác định giá trị tài liệu của cá nhân thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cá nhân có tài liệu có các quyền sau đây:
a) Được đăng ký tài liệu tại Lưu trữ lịch sử và hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật bảo quản và tạo điều kiện để phát huy giá trị tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định việc hiến tặng, ký gửi tài liệu cho Lưu trữ lịch sử;
c) Thỏa thuận việc mua bán tài liệu;
d) Được ưu tiên sử dụng tài liệu đã hiến tặng;
đ) Cho phép người khác sử dụng tài liệu ký gửi tại Lưu trữ lịch sử, nhưng không được xâm hại an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
e) Được Nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, cá nhân có tài liệu có các quyền sau đây:
- Được đăng ký tài liệu tại Lưu trữ lịch sử và hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật bảo quản và tạo điều kiện để phát huy giá trị tài liệu được đăng ký thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam;
- Quyết định việc hiến tặng, ký gửi tài liệu cho Lưu trữ lịch sử;
- Thoả thuận việc mua bán tài liệu;
- Được ưu tiên sử dụng tài liệu đã hiến tặng;
- Cho phép người khác sử dụng tài liệu ký gửi tại Lưu trữ lịch sử, nhưng không được xâm hại an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Được Nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật
Những hành vi sau đây bị nghiêm cấm thực hiện trong hoạt động lưu trữ được quy định tại Điều 8 Luật Lưu trữ 2011 như sau:
- Chiếm đoạt, làm hỏng, làm mất tài liệu lưu trữ.
- Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu lưu trữ.
- Mua bán, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu lưu trữ.
- Sử dụng tài liệu lưu trữ vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Mang tài liệu lưu trữ ra nước ngoài trái phép.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị nghiêm cấm nêu trên tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm, căn cứ theo quy định của pháp luật sẽ áp dụng các chế tài xử lý khác nhau như xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?