Phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện những hoạt động gì? Chính sách của Nhà nước đối với phòng thí nghiệm trọng điểm như thế nào?
Phòng thí nghiệm trọng điểm có nhiệm vụ như thế nào?
Phòng thí nghiệm trọng điểm (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm ban hành kèm theo Quyết định 08/2008/QĐ-BKHCN (gọi tắt là Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 08/2008/QĐ-BKHCN) thì:
Phòng thí nghiệm trọng điểm là một loại hình tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được Nhà nước đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để đi đầu trong triển khai các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ, quy tụ và bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao trong môi trường trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu thuận lợi.
Phòng thí nghiệm trọng điểm có các nhiệm vụ được quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 08/2008/QĐ-BKHCN như sau:
- Tổ chức triển khai các nghiên cứu khoa học và công nghệ có tính nền tảng, tính đi trước, tính chiến lược trên cơ sở bám sát các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới.
- Tập hợp và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao.
Tạo môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
- Quản lý và khai thác có hiệu quả các phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật của phòng thí nghiệm trọng điểm.
Phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện những hoạt động gì?
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ được quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này, phòng thí nghiệm trọng điểm tổ chức các hoạt động được quy định tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 08/2008/QĐ-BKHCN như sau:
Hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm
1. Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, cụ thể là:
a) Triển khai nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trình độ cao.
b) Nghiên cứu làm chủ, ứng dụng và phát triển các công nghệ cốt lõi, mang tính đột phá trong lĩnh vực chuyên ngành.
c) Triển khai các nghiên cứu cấp thiết, ngắn hạn nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề đột xuất phát sinh trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao.
3. Hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Tham gia các hoạt động trao đổi chuyên môn, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
4. Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ; công bố danh mục các dịch vụ khoa học và công nghệ mà phòng thí nghiệm trọng điểm có khả năng cung cấp, đặc biệt các hoạt động chuyển giao và tư vấn chuyển giao công nghệ.
5. Công bố, quảng bá và chuyển giao các kết quả nghiên cứu của phòng thí nghiệm trọng điểm. Xây dựng và duy trì hoạt động trang tin điện tử của phòng thí nghiệm trọng điểm.
6. Các hoạt động khác phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, điều kiện, năng lực của phòng thí nghiệm trọng điểm và quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên, phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện một số hoạt động như sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ.
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao.
- Hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Tham gia các hoạt động trao đổi chuyên môn, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế.
- Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ; công bố danh mục các dịch vụ khoa học và công nghệ mà phòng thí nghiệm trọng điểm có khả năng cung cấp, đặc biệt các hoạt động chuyển giao và tư vấn chuyển giao công nghệ.
- Công bố, quảng bá và chuyển giao các kết quả nghiên cứu của phòng thí nghiệm trọng điểm.
Chính sách của Nhà nước đối với phòng thí nghiệm trọng điểm như thế nào?
Chính sách của Nhà nước đối với phòng thí nghiệm trọng điểm theo quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 08/2008/QĐ-BKHCN như sau:
- Phòng thí nghiệm trọng điểm được đầu tư xây dựng theo nguyên tắc đồng bộ, hiện đại, sử dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao tại Cơ quan chủ trì để hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này.
- Phòng thí nghiệm trọng điểm được Nhà nước tăng cường kinh phí hoạt động thường xuyên trong 4 năm đầu sau khi hoàn thành đầu tư và được đưa vào sử dụng.
Mức tăng cường kinh phí hoạt động thường xuyên căn cứ vào tính chất, trình độ, nội dung các nhiệm vụ mà phòng thí nghiệm trọng điểm thực hiện.
- Việc tiếp tục hoặc chấm dứt đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và tăng cường kinh phí hoạt động thường xuyên trong các năm tiếp theo được xem xét dựa trên kết quả và hiệu quả hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm qua các đợt kiểm tra, đánh giá quy định tại Chương IV Quy chế này.
- Nhà nước có cơ chế đặt hàng trực tiếp với phòng thí nghiệm trọng điểm để triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ dài hạn hoặc các nhiệm vụ ngắn hạn nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, đột xuất phát sinh trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và khoa học và công nghệ của đất nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?