Phòng thủ dân sự trong hoạt động quốc phòng có nhiệm vụ gì? Công tác đối ngoại quốc phòng trong các hoạt động quốc phòng để làm gì?

Cho hỏi phòng thủ dân sự trong hoạt động quốc phòng có nhiệm vụ gì? Bên cạnh đó thì công tác đối ngoại quốc phòng trong các hoạt động quốc phòng để làm gì? Câu hỏi của bạn Mạnh đến từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Phòng thủ dân sự trong hoạt động quốc phòng có nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

Phòng thủ dân sự
1. Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
2. Nhiệm vụ phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Xây dựng cơ chế hoạt động, kế hoạch phòng thủ dân sự;
b) Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập;
c) Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự;
d) Xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin, nghiên cứu dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động;
đ) Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự.
3. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Lực lượng nòng cốt gồm Dân quân tự vệ; Công an xã, phường, thị trấn; lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các Bộ, ngành trung ương, địa phương;
b) Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, nhiệm vụ phòng thủ dân sự bao gồm:

- Xây dựng cơ chế hoạt động, kế hoạch phòng thủ dân sự;

- Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập;

- Xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự;

- Xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin, nghiên cứu dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động;

- Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự.

Như vậy, phòng thủ dân sự trong hoạt động quốc phòng sẽ có những nhiệm vụ cụ thể tại quy định trên.

Hoạt động quốc phòng

Hoạt động quốc phòng (Hình từ Internet)

Công tác đối ngoại quốc phòng trong các hoạt động quốc phòng để làm gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

Đối ngoại quốc phòng
1. Đối ngoại quốc phòng để thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
2. Nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng bao gồm:
a) Thiết lập, phát triển quan hệ quốc phòng với các quốc gia có chủ quyền và các tổ chức quốc tế;
b) Xây dựng, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế; thực hiện đối thoại về quốc phòng; xây dựng, củng cố lòng tin, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tình đoàn kết giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội các nước trên thế giới;
c) Tham gia xây dựng và thực thi các cơ chế hợp tác quốc phòng song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực và toàn cầu vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển;
d) Thông tin đối ngoại về quốc phòng.
3. Nguyên tắc, nội dung, hình thức đối ngoại quốc phòng và trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc đối ngoại quốc phòng để thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Việc kết hợp quốc phòng với kinh tế mang những ý nghĩa gì cho nền quốc phòng toàn dân?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Quốc phòng 2018 như sau:

Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng
1. Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội có sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội.
2. Nhiệm vụ kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng bao gồm:
a) Nhà nước có kế hoạch, chương trình kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Bộ, ngành, vùng, địa phương, các dự án quan trọng quốc gia, khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lược phải kết hợp với quốc phòng, phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc;
c) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan lập kế hoạch về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh; tổ chức, xây dựng khu kinh tế - quốc phòng; tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng và đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng theo quy định của pháp luật, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
d) Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phải được Bộ Quốc phòng cho ý kiến, tham gia thẩm định theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phải tuân thủ yêu cầu về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng theo quy định của luật có liên quan;
e) Một số dự án đầu tư xây dựng ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng phải có tính lưỡng dụng, sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội có sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội.

Hoạt động quốc phòng
Hoạt động cơ bản về quốc phòng Tải về trọn bộ các văn bản về Hoạt động cơ bản về quốc phòng hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tham gia triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024? Lịch xem triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
Pháp luật
Nghị quyết 44-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu quan điểm thực hiện phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như thế nào?
Pháp luật
Theo quy định của Luật Quốc phòng, nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng gì?
Pháp luật
https vietnamdefence vdi org vn vi dang-ky-tham-quan.html Đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng yếu trong nguyên tắc hoạt động quốc phòng là gì theo quy định của Luật Quốc phòng?
Pháp luật
Quan điểm phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng lần đầu tiên được nêu ra trong văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta?
Pháp luật
Quân sự là gì? Nhà nước củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quân sự để làm gì?
Pháp luật
Lời căn dặn các đơn vị quân đội về tiếp quản Thủ đô Hà Nội được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói ở đâu, vào thời gian nào? Quy định về nền quốc phòng toàn dân?
Pháp luật
Mục đích của Chiến dịch Thượng Lào năm 1953 là gì? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng?
Pháp luật
Đoàn 759 vận tải thủy có nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển được thành lập ngày 23 10 1961 do ai làm Đoàn trưởng đoàn 759?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động quốc phòng
713 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động quốc phòng Hoạt động cơ bản về quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động quốc phòng Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động cơ bản về quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào