Phòng Tổ chức, biên chế và tiền lương thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ gì trong công tác tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước?
- Phòng Tổ chức, biên chế và tiền lương thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán nhà nước thực hiện chức năng gì?
- Phòng Tổ chức, biên chế và tiền lương thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ gì trong công tác tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước?
- Ai có quyền quy định nhiệm vụ của Phòng Tổ chức, biên chế và tiền lương thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán nhà nước?
Phòng Tổ chức, biên chế và tiền lương thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán nhà nước thực hiện chức năng gì?
Theo điểm a khoản 1 Điều 1 quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Vụ Tổ chức cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 66/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1. Phòng Tổ chức - biên chế - tiền lương
a) Chức năng
Phòng Tổ chức - biên chế - tiền lương thuộc Vụ Tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu giúp Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện công tác quản lý và tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy, biên chế, ngạch, tiền lương của Kiểm toán nhà nước; công tác kế hoạch - tổng hợp của Vụ.
...
Theo đó, Phòng Tổ chức, biên chế và tiền lương thuộc Vụ Tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu giúp Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện công tác quản lý và tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy, biên chế, ngạch, tiền lương của Kiểm toán nhà nước; công tác kế hoạch và tổng hợp của Vụ.
Phòng Tổ chức, biên chế và tiền lương thuộc Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internert)
Phòng Tổ chức, biên chế và tiền lương thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ gì trong công tác tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước?
Theo điểm b khoản 1 Điều 1 quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Vụ Tổ chức cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 66/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
...
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tham mưu giúp Vụ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước:
+ Xây dựng đề án phát triển tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước để trình cấp có thẩm quyền ban hành.
+ Xây dựng phương án thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đổi tên các tổ chức thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước.
+ Thẩm định quy định hoặc sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
+ Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của đơn vị.
+ Tham gia các vấn đề thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan khi được yêu cầu.
- Tham mưu giúp Vụ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện công tác biên chế, vị trí việc làm, ngạch, tiền lương của Kiểm toán nhà nước:
+ Xây dựng các văn bản quy định về tiêu chuẩn các ngạch kiểm toán viên nhà nước và quy định về chế độ, chính sách và các quy định khác trong công tác quản lý ngạch, tiền lương của Kiểm toán nhà nước; hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy định sau khi được ban hành.
...
Theo đó, Phòng Tổ chức, biên chế và tiền lương thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán nhà nước có nhiệm vụ tham mưu giúp Vụ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước:
- Xây dựng đề án phát triển tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước để trình cấp có thẩm quyền ban hành.
- Xây dựng phương án thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đổi tên các tổ chức thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Thẩm định quy định hoặc sửa đổi, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của đơn vị.
- Tham gia các vấn đề thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan khi được yêu cầu.
Ai có quyền quy định nhiệm vụ của Phòng Tổ chức, biên chế và tiền lương thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán nhà nước?
Theo Điều 3 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ ban hành kèm theo Quyết định 1366/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Vụ Tổ chức cán bộ gồm có:
a) Phòng Tổ chức - biên chế - tiền lương;
b) Phòng Nhân sự;
c) Phòng Đào tạo.
2. Vụ Tổ chức cán bộ gồm có: Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Vụ Tổ chức cán bộ được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Vụ Tổ chức cán bộ do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Theo đó, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ quy định nhiệm vụ của Phòng Tổ chức, biên chế và tiền lương thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán nhà nước sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?